Home 2017 / page 8

4000 NĂM LỊCH SỬ CỦA CHÚA – THUỞ BAN ĐẦU (1): VỊ THẦN ĐẦU TIÊN

Thuở ban đầu, loài người tạo ra Chúa để lý giải Nguồn gốc ban đầu của vạn vật và Người cai trị thiên đường cũng như mặt đất. Ngài được biểu hiện bởi những hình ảnh và không có đền thờ hay thầy tu phục vụ cho ngài. Ngài cũng được tụng ca trong nghi lễ của loài người. Dần dần, ngài phai nhạt đi trong tâm trí của con người. Ngài trở nên xa cách đến mức họ quyết định rằng họ không muốn ngài nữa. Thậm chí, nhiều người cho rằng ngài đã biến mất.

Đó là một giả thuyết khá phổ biến được lưu truyền bởi Đức cha Wilhelm Schmidt trong cuốn sách “Nguồn gốc ý tưởng về Chúa”, lần đầu được xuất bản vào năm 1912. Cha Schmidt có nhắc đến một tôn giáo nhất thần nguyên thủy xuất hiện trước khi con người bắt đầu thờ phụng các vị thần. Đầu tiên, họ công nhận chỉ một Đấng Tối Cao duy nhất, người đã tạo ra thế giới và cai trị con người từ rất xa. Niềm tin vào Đấng Tối Cao (đôi khi được gọi là Chúa Trời, đấng ngự trị trên các cõi trời) vẫn là một đặc tính của đời sống tín ngưỡng tại nhiều bộ lạc Châu Phi bản địa. Họ khao khát cầu nguyện Chúa, tin rằng ngài đang dõi theo họ từ xa và sẽ trừng phạt những hành vi sai trái của họ. Ấy thế mà ngài lại xa lánh con người trong đời sống hàng ngày: ngài không có nghi lễ thờ cúng đặc biệt và không bao giờ được mô tả với hình dạng cụ thể. Những thổ dân nói rằng ngài không thể biểu hiện và không thể bị dơ bẩn bởi thế giới con người. Một số thì nói rằng ngài đã “đi xa”. Những nhà nhân chủng học cho rằng vị Chúa này đã trở nên xa cách và được tán tụng cáo quá đến mức ngài bị thay thế bởi những linh hồn thấp kém hơn hoặc các vị thần dễ tiếp cận hơn. Qủa nhiên, học thuyết của Schmidt cũng nói vậy, ở thời cổ sơ, Chúa Tối Cao đã bị thay thế bởi những vị thần hấp dẫn hơn trong đền thờ Pagan. Do đó, ban đầu chỉ có vị Chúa Duy Nhất. Nếu vậy thì tôn giáo nhất thần là một trong những ý tưởng sớm nhất của loài người để giải thích những bí ẩn và bi kịch của cuộc sống. Nó cũng chỉ ra vài vấn đề mà thần linh phải đối mặt.

Rất khó để chứng minh điều này theo cách này hay cách khác. Có nhiều giả thuyết về nguồn gốc của tôn giáo. Tuy nhiên, dường như việc tạo ra các vị thần là điều mà con người luôn thực hiện. Khi một ý tưởng tôn giáo cáo chung, tức thì chúng sẽ bị thay thế. Những ý tưởng này biến mất một cách âm thầm như Chúa Trời không kèn không trống. Ngày nay, nhiều người nói rằng Chúa được thờ phụng hàng thế kỷ trước bởi Do Thái giáo, Công giáo và Hồi giáo và dần trở nên xa cách với vai trò là Đức Chúa Trời. Một vài người thì cho rằng ngài đã chết. Tất nhiên, có vẻ như ngài không xuất hiện trong đời sống mà dân cư ngày càng trở nên đông đảo của loài người, đặc biệt là Tây Âu. Họ nói về Chúa – tại – tâm (“God-shaped hole) trong tâm thức họ, nơi mà ngài đã từng ở đó, bởi vì, do không thích hợp nên ngài có lẽ ngài đã ở một chỗ nào đó hác, ngài đóng vai trò cốt yếu trong lịch sử và là một trong những ý tưởng vĩ đại nhất của loài người trong mọi thời đại. Để hiểu được những gì mà chúng ta đang đánh mất – liệu, ngài có thật sự biết mất – chúng ta cần xem xét những gì con người đã thực hiện khi họ bắt đầu thờ phụng Chúa, những gì ngài tượng trưng và được nhận thức. Để làm vậy, chúng ta cần quay lại thời cổ đại ở Trung Đông, nơi ý tưởng về Chúa đã khởi sinh vào khoảng 14.000 năm trước đây.

Một trong những nguyên nhân tại sao tôn giáo có vẻ như không thích hợp ngày nay đó là nhiều người trong số chúng ta không còn có cảm giác về những thứ vô hình tồn tại xung quanh chúng ta. Nền văn hóa của khoa học đã giáo dục chúng ta tập trung chú ý vào thế giới vật lý và hiện hữu ngay trước mắt. Biện pháp quan sát thế giới đã đạt được những thành tựu lớn. Một trong những hậu quả của nó, đó là chúng ta đã loại bỏ những cảm giác về “tinh thần” (spirit) hay “tính thiêng” (holy) vốn đã ăn sâu vào đời sống con người trong các xã hội cổ xưa với nhiều cấp độ và đã từng là một trong những cột trụ thiết yếu của đời sống con người. Ở những hòn đảo ở Polynesia (Nguyên văn là “South Sea Islands” – một cách gọi khác của Polynesia), người ta gọi các năng lượng huyện bí là “mana”, một số nơi khác người ta trỉa nghiệm nó như một thực thể hay một tinh thần, thỉnh thoảng nó được cảm nhận thấy như một dạng nhân điện, tương tự với sóng điện từ hoặc luồng điện. Người ta tin rằng chúng có ở trong thủ lĩnh của bộ lạc, trong cây cối, đá và động vật. Những người Latin trải nghiệm “numina” (tinh thần) trong các khu rừng bí mật; người Ả Rập cảm thấy các “jinn” đều cư trú trên mặt đất. Đương nhiên con người muốn có sự tiếp xúc với dạng thực tại này và muốn điều khiển chúng, nhưng họ đồng thời cũng khao khát nó. Khi họ nhân cách hóa những thế lực vô hình và biến chúng thành các vị thần, liên quan đến gió, mặt trời, biển cả, các vì sao cũng như sở hữu những tính cách con người, họ biểu hiện cảm giác về sự thân thuộc của các lực lượng vô hình và thế giới của họ.

Rudolf Otto, sử gia tôn giáo người Đức, người đã xuất bản cuốn sách quan trọng có tên là “Ý tưởng về Đấng thiêng liêng” (“The Idea of Holy”) vào năm 1917, đã tin rằng cảm thức về “sự thiêng liêng” (numinous) là căn bản của tôn giáo. Nó bắt đầu bất cứ ham muốn giải thích nguồn gốc thế giới hay tìm kiếm một căn cứ cho thái độ đạo đức. Sức mạnh thiêng liêng có thể được con người cảm nhận theo nhiều cách khác nhau – thỉnh thoảng nó kích thích sự thích thú hoang dại và huyên náo; thỉnh thoảng sâu lắng, thỉnh thoảng người ta cảm thấy kinh hoảng, ghê sợ và khuất phục trước sự hiện diện của các thế thực huyền bí vốn có trong mọi khía cạnh của cuộc sống. Khi con người bắt đầu tạo ra các thần thoại và nghi lễ thờ cúng các vị thần, họ không còn tìm kiếm một lời giải thích trực tiếp cho các hiện tượng tự nhiên nữa. Các câu chuyện mang tính biểu tượng, những bức tranh và chạm khắc trong hang động là một cố gắng để biểu thị sự phi thường và liên hệ các bí ẩn với đời sống của họ, trên thực tế, nhà thơ, nghệ sĩ và nhạc sĩ thường bị thôi thức bởi những khát vọng kiểu này cho tới tận ngày nay. Ví dụ như ở thời Palaeolithic, khi nông nghiệp phát triển, tục thờ cúng Nữ thần Mẹ biểu thị một cảm giác rằng sự sinh sản giúp con người chuyển hóa là một điều thiêng liêng. Các nhà khảo cổ đã tìm thấy những bức tượng được các nghệ sĩ trạm trổ bà ta dưới hình dạng một người đàn bà khỏa thân và mang thai ở khắp Châu Âu, Trung Đông và Ấn Độ. Nữ thần Mẹ vĩ đại vẫn còn là biểu tượng quan trọng trong hàng thế kỷ. Giống như Chúa Trời cổ xưa, bà được đưa vào các đền thờ muộn hơn và gia nhập hàng ngũ cùng với các vị thần cổ xưa hơn. Bà ta thường là một trong số những vị thần quyền lực nhất, thậm chí còn quyền lực hơn Chúa Trời, người vẫn chỉ như một hư ảnh. Bà ta được gọi là Inana tại Sumeria cổ đại, là Ishtar ở Babylon, Anat ở Canaan, Isis ở Ai Cập và Aphrodite ở Hy Lạp, nhiều câu chuyện đáng chú ý đã được tạo ra trong nhiều nền văn hóa để biểu thị vai trò của bà trong đời sống tâm linh của con người. Các thần thoại này không kể theo nghĩa đen mà thường ẩn dụ để mô tả một thực tại quá phức tạp và khó nắm bắt. Những câu truyện bi kịch và gợi cảm về các nữ thần và nam thần đã giúp con người nhận thức được các cảm nhận về những thế lực mạnh mẽ và vô hình xung quanh họ.

(Còn tiếp)

Người dịch: Hà Thủy Nguyên

Tác giả: Karen Amstrong

(Trích “A History of God – The 4000 year quest of Judaism, Christianity and Islam)

Bạn có thể đặt sách tiếng Anh tại đây: https://www.hangcao.info/san-pham/1-history-god-4000-year-quest-judaism-christianity-islam-karen-amstrong/ 

Home 2017 / page 8

NHỮNG BĂN KHOĂN VỀ KHAI SÁNG

Tư tưởng Khai Sáng là tư tưởng nền tảng của thế giới hiện đại, có ảnh hưởng tới cả tư tưởng của Chủ nghĩa Cộng sản và các giá trị dân chủ ngày nay. Thế nhưng tiến trình phát triển và giá trị cốt lõi của kỷ nguyên Khai Sáng giờ đây vẫn còn khá mập mờ và nhiều tranh cãi. Bài viết này thuật lại ngắn gọn một số tranh luận về vai trò của Khai Sáng trong lịch sử.

———-

Cũng giống như tất cả những học giả tự do của thế kỷ trước, cuốn tiểu thuyết “Herzog” kể về Moses của Saul Bellow đã dành phần lớn trong đó để phân tích di sản của tư tưởng Khai Sáng. Sau khi li dị vì vợ ngoại tình, Herzorg mong muốn hiểu rõ về bản thân anh ta, về đất nước của anh ta và thế kỷ của anh ta, bằng cách viết những lá thư không bao giờ được gửi đi cho những triết gia và những chính trị gia, kể cả còn sống hay đã chết. Anh ta than thở “ảo tưởng về sự hoàn hảo thể chế dân chủ nghị viện , sự đầu độc của hi vọng” và yêu cầu Thủ Tướng Eisenhowver “phải chỉ rõ cho tôi một số chỗ”. Thay vào đó, anh ta học về sự thật cay đắng từ người bạn là Sandor Himmelstein. Sandor nói với Herzog rằng: “Các học giả chỉ giỏi châm chích những điều ngớn ngẩn. Chính bản thân cậu còn không trả lời nổi câu hỏi của chính mình… Một lũ đầu trứng chết tiệt! Nó tạo ra những kẻ khốn ngu dốt như tôi đấu tranh cho tự do”

Vào khoảng thập kỷ cuối, những người ủng hộ Khai Sáng đã lảng tránh những băn khoăn của Herzog về chủ nghĩa tự do hiện đại mà thay vào đó chỉ quan tâm đến tính hiếu chiến của Sandor. Kết quả là sự kiện 11/9 và mối nguy hiểm từ Hồi giáo đãmóc nối các vấn đề, không còn những tay triết gia nhảm nhí nữa, Christoper Hichen và Richard Dawins đề xướng đào sâu tranh luận những quan điểm với góc độ bên ngoài tính hàn lâm và đi vào góc nhìn cá nhân. Học liệt kê lại tất cả những gì đáng giá từ phương Tây hiện đại tới thế kỷ 18, khi mà sự biện chứng, khoa học, chủ nghĩa duy vật và dân chủ bị cấy vào trí não của người Châu Âu.

Mặc dù họ có được một lưu lượng thông tin khổng lồ, những nhà tư duy hiện đại này chắc chắn vẫn không phải là những người đầu tiên phát động Thời Khai Sáng. Các triết gia thế kỷ 18 như Voltaire, Diderot và Alembert đã dành cả đời để tranh luận về những thế hệ sau với vai trò là những người tiên phong cho thời Hiện đại. Vào năm 1784, Immanuel Kant đã mô tả về thời Khai Sáng là “sự giải thoát con người khỏi những giáo điều huyễn hoặc”, đó là một cuộc Cách mạng tri thức, đã khiến cho trí não con người lấp đầy những ham muốn tư duy cùng với các giá trị tự do chính trị và tự do xã hội. Tóm lại, thời Khai Sáng hiện diện như bình minh của tư tưởng hiện đạim và khởi đầu cho hoài nghi mà bỏ qua thần học và phi giáo hóa chủ nghĩa.

Đương nhiên, các triết gia đã tô vẽ bản thân mình như những người khai phóng cứu rỗi nhân loại đang ở trong tăm tối. Chỉ hơn 20 năm sau tuyên bố khải hoàn của Kant, Hegel đã lên án Khai Sáng vì sự tàn sát đẫm máu và những cái máy chém đầu của Cách mạng Pháp, vì vậy họ đã đặt tất cả những tư tưởng nền tảng của thời Khai Sáng là tôn vinh tình yêu, tinh thần và truyền thống lên bàn thờ của hoài nghi và tự do tuyệt đối. Kant và Hegel đã tạo ra một trận chiến triết học xuyên suốt thế kỷ 20 về thời Khai Sáng. Vào thời nắm quyền của Đức Quốc Xã, Ernst Cassirer đã ngăn ngừa chủ nghĩa tự do Weimar (kết hợp giữa học thuyết của Weber, Freud và Marx) bằng việc khôi phục lại triết học hoài nghi của Kant. Lưu vong ở California vào năm 1944, Max Horkheimer và Theodor Adorno đã đáp trả lại sự ngây thơ của Cassirier bằng luận điểm rằng: những gì Khai Sáng biểu hiện không phải là dập tắt chế độ Weimar mà đã thổi bùng lên lò thiêu tội ác của Đức Quốc Xã, và sự độc tôn của công nghệ đã khiến Châu Âu bị chia rẽ. (Quan điểm về việc thời Khai Sáng đã mở đường cho Hitler, ngày nay khá phổ biến trong luận điểm của quyền tự do tôn giáo. Penny Nance, CEO của Hiệp hội Phụ Nữ Hoa Kỳ, trên Bản tin đầu tuần của Fox đã phát biểu: “Bạn biết rằng Kỷ nguyên Khai Sáng và Hoài Nghi đã mang đến quan niệm tương đối về đạo đức. Và quan niệm tương đối về đạo đức đã dẫn chúng ta đi xuống con đường tối tăm tới Ngày Tận Thế”)

Quan điểm của Horkheimer và Adorno về Hegel được dịch sang tiếng Anh vào năm 1972, đã khuyến khích phê bình hậu hiện đại về chủ nghĩa tự do phổ quát. Các triết gia lục địa như Derrida và Foucault cố gắng tìm kiếm bản chất chuyên chế và độc tài của các khái niệm công lý và sự thật, trong khi John Gray và Alasdair Macintyre của Anh lại buộc tôi Khai Sáng vì những kế hoạch chính trị không tưởng sai lầm trong thế kỷ 20 và vì đã tạo ra một thế giới vật chất và nguyên tử hóa của tư bản phương tây. Đương nhiên những đứa trẻ trung thành với thời Khai Sáng đã phản đòn. Kwame Anthony Appiah đã coi bản thân mình là một “triết gia Khai Sáng thời đại mới”, và những người khác, ví dụ như Francis Wheen, đã dùng những ngôn từ mạnh mẽ chống lại chủ nghĩa phi lý, có thể do ảnh hưởng từ những căn cứ chủ quan của Ernest Gellner trong cuốn sách của ông năm 1992 với tựa đề “Chủ nghĩa Hậu hiện đại, Hoài nghi và Tôn giáo” như một “nền tảng lý luận của thời Khai Sáng”.

Lý luận lắm lời của Hitchens, Wheen … đơn giản chỉ là sự phổ thông hóa truyền thống tri thức, qua đó, các nhà tư tưởng thấy được những gì Khai Sáng đã tạo ra cho thời kỳ được gọi là “hiện đại”, ví du như Mỹ học và chủ nghĩa Cộng sản hiện đại vào đầu thế kỷ 20 hay các giá trị dân chủ của ngày nay. Như sử gia của Stanford là Dan Edelstein gầy đây đã chỉ ra rằng ” có thể thấy Khai Sáng đã trở thành cái gì đó giống những bản tuyên ngôn tư tưởng yếu ớt và ảnh hưởng mờ nhạt đến các xu hướng đương đại.”

Kỳ lạ hơn là trong đám đông ồn ào tranh luận về di sản của Khai Sáng, không có ai là sử gia. Cứ thể như là không có sử gia nào tìm hiểu về thế giới tri thức của Châu Âu thế kỷ 18. Cùng lắm chỉ có tác phẩm “Khai Sáng” hoành tráng của Peter Gay và năm 1966, từ đó các học giả cố gắng cấu trúc lại những tư tưởng của các triết gia về chính trị và xã hội của họ. Hơn thế nữa, họ yêu cầu chúng ta đọc tác phẩm của các triết gia và cuộc đời của họ. Họ nói với chúng ta rằng Khai Sáng không phải bắt đầu từ Paris và Scotland mà từ Ý, Ba Lan và ngoại vi Châu Âu. Họ tranh cãi về sự sửa đổi và những ảnh hưởng mang tính cách mạng của Khai Sáng, và lập luận rằng liệu chúng ta có thể tách Khai Sáng ra khỏi những cuộc biểu tình khác. Kiến thức của chúng ta về chính trị, giới trí thức và văn hóa trong thế kỷ 18 với sự nổi dậy của trí não chỉ được đào sâu và ghi chép mới hơn 50 năm trước đây.

Và những nghiên cứu này vẫn chưa được thừa nhận trong những tranh luận về di sản trí tuệ của thời Khai Sáng. Cho dù vì bất cứ nguyên nhân gì, tất cả những kết luận và thái độ của các sử gia đều đã thất bại trong việc phá vỡ ranh giới mà những người theo Kant và những người theo Hegel đã vạch ra cho các triết gia, các nhà thần học và các ký giả. Các sử gia chắc chắn không quên sự liên quan của thời Khai Sáng và những thành tựu của các học giả được tôn vinh vào nửa cuối của thế kỷ như Robert Darnton, Daniel Roche và Franco Ventury; nhưng sự khẳng định của họ cũng không mấy có tiếng vang trong tranh biện Hiện đại.

Có thể vì sự phản đối yếu ớt của các sử gia chống lại lý lẽ của chủ nghĩa tự do, năm 2001, Jonathan Israel đã giải phóng “Sandor Himmelstein” ở bên trong mình và cho xuất bản phần đầu tiên (800 trang) trong bộ sách viết về lịch sử triết học Khai Sáng. Đây là một sử gia có những chứng cứ đầy ấn tượng trong nghiên cứu chủ nghĩa đế quốc ở Tây Ban Nha, nguồn gốc của chủ nghĩa tư bản và sự nổi trội mang tầm thế kỷ của Cộng hòa Hà Lan thế kỷ 17, có thể coi như là gần nhất với nguồn gốc không chắc chắn của Khai Sáng với sự phức tạp của triết học và chính trị học mà nó để lại.

Thật không may mắn! Thay vì làm một bộ ba đồ sộ kiến thức, ông lại bị rơi vào phê phán vì một sự ám ảnh không thể kiểm soát được với Spinoza, và niềm tin vững chắc của ông đối với góc nhìn hiện đại dường như không khác nào những cuộc tranh luận triết học lớn nhất thời đại (về tự do, dân chủ, bác ái). Nhiều nhà phê bình trích dẫn Israel như một quan điểm tích cực về dân chủ phương Tây so với quá khứ. Một lần nữa, thế kỷ 18 đã trôi qua trong chủ nghĩa hiện đại.

Vậy thì lịch sử triết học phải làm gì? Một người bi quan sẽ nói rằng người đó phải đối mặt với 2 lựa chọn. Người đó có thể tiếp tục nghiên cứu thời Khai Sáng với các giai đoạn của nó, và chờ đợi ai đó vượt qua sự ảnh hưởng của nó – người tự tin xác định nó là cái gì, rồi ghi chép lại. Hoặc ra, như Israel đã làm, người đó có thể chọn một khía cạnh và diễn giải những thành tựu của chủ nghĩa tự do hiện đại hoặc giải thích cho kẻ chống đối nó. Nói cách khác, người đó có thể giống như Moses Herzog, với những bức thư không bao giờ được đọc của anh ta và những câu hỏi không bao giờ được trả lời; hoặc có thể giống như Sandor Himmelstein và những tên khốn to mồm ngu dốt. Liệu có còn cách nào khác chăng?

Hi vọng được lấy lại khi có tin rằng Anthony Pagden viết một cuốn sách có tên “Thời Khai Sáng – tại sao vẫn là vấn đề?” (NXB Đại học Oxford ). Pagden, hiện đang làm viện tại UCLA, đã có một sự nghiệp toàn cầu nhất mà các học giả khác chỉ có thể mơ. Được học ở Chile, Luân Đôn và Oxford, ông đã nắm giữ vai trò chủ chốt trong các ngành lịch sử, chính trị học và triết học tại nhiều viện hàn lâm cấp cao ở Anh, Châu Âu và Hoa Kỳ. Ông viết nhiều nghiên cứu về chủ nghĩa đế quốc, sự di cư và các học thuyết của châu Âu. Cuốn sách cuối cùng ông viết là khảo cứu về 2500 phân tranh giữa phương đông và phương tây. Một con người toàn cầu như ông đủ điều kiện để mang đến cho chúng ta một cái nhìn toàn diện về việc tại sao thời Khai Sáng và những vấn đề lịch sử liên quan, đến giờ “vẫn là vấn đề”.

Câu chuyện của Pagdens bắt đầu khi tư tưởng Khai Sáng ý thức rằng nó đã được cài đặt trước đó. Những nhà tư tưởng vĩ đại của thế kỷ 17 như Newton, Descartes, Hobbes và Locke phá hủy triết học đang được giảng dạy trong các trường đại học bấy giờ về việc trí não con người là thiên bẩm, là do Chúa tạo ra; và thay vào đó là những bản tính tự nhiên của con người thông qua trải nghiệm thực tế và quyền lợi cá nhân. Vì vậy, thế kỷ 18 đã thừa hưởng cách nhìn thế giới của những người duy lý, không phải Chúa là trung tâm. Nhưng không còn Công giáo để điều khiển được dòng chảy trí tuệ, cái gì có thể cứu con người thoát khỏi sự sa đà vào thói ích kỷ, bạo ngược và tranh đua?

Pagden cho rằng, thành tựu lớn nhất của Khai Sáng là chuẩn bị cho sự đoàn kết nhân loại. Khía cạnh đặc biệt của nó không phải là trói buộc lịch sử, tự nhiên, thần học và chính trị trong vòng giám sát của hoài nghi, mà hầu hết các nhà phê bình và nhiều kẻ thằng cuộc vẫn kêu gào, mà thay vì đó là sự thừa nhận tinh thần nhân loại của chúng ta – khả năng đặt vị trí của mình vào người khác để có thể đồng cảm với họ. Adam Smith và David Hume dậy chúng ta rằng loài người không phải do Chúa tạo ra, cũng không phải là những kẻ ích kỷ đòi hỏi lợi ích cá nhân, mà loài người chính là một người bạn của loài người. Pagden cho rằng đây là nguồn gốc của tư tưởng đại đồng: niềm tin của Khái Sáng vào một nhân loại đại đồng và nhận thức về một thế giới rộng lớn hơn cộng đồng của mỗi người.

Đối với Pagden, tầm quan trọng của việc chuyển đổi tư duy nhân loại không cần phải thêu dệt thêm bất cứ điều gì. Tư tưởng đại đồng “đã từng và vẫn còn là con đường duy nhất để thuyết phục nhân loại sống cùng với nhau trong sợ hòa hợp, hoặc nói một cách khác, là ngừng chém giết lẫn nhau.” Có một sự liên quan không thể lý giải được giữa “viễn cảnh toàn cầu của thế giới con con người” của Khai Sáng và những khái niệm về công dân trong các đòi hỏi về công lý cần được thực thi trên toàn cầu. Pagden phê phán những nhà phê bình Khai Sáng như Gray và Macyntyre vì đã làm hạ thấp Khai Sáng thành các phong trào dựa trên hoài nghi tự trị và khoa học khách quan. Thay vào đó, Khai Sáng là về sự đồng cảm, sự hình thành nền văn minh và thiết lập trật tự thế giới.

Mặc dù đứng về phía Kant để luận giải tại sao Khai Sáng vẫn là vấn đề, Pagden vẫn muốn tham gia vào những cuộc tranh luận để làm rõ những điều còn thiếu sót. Và những vấn đề này vẫn quan trọng bởi vì kế hoạch toàn cầu vẫn chưa hoàn thành. Dịch chuyển tiêu điểm của Khai Sáng xa khỏi khoa học và hoài nghi để ủng hộ sự bác ái và văn minh, Pagden đã tránh được sự tấn công kỳ quặc của chủ nghĩa hậu hiện đại. Nhưng liệu rằng phiên bản của ông về Khai Sáng trên thực tế có gây ra nhiều tranh luận hơn so với một Khai Sáng “Kỷ nguyên hoài nghi” theo cách hiểu truyền thống mà những người theo Hegel, những người hậu hiện đại và những người Cộng sản vẫn đùa giỡn?

Ollie Cussen

Người dịch: Hà Thủy Nguyên

Ollie Cussen là tiến sĩ dự bị về Lịch sử tại Đại học Chicago

Nguồn: prospectmagazine.co.uk

Home 2017 / page 8

TA ĐỘC HÀNH TỰA MÂY – WILLIAM WORDSWORTH

Ta độc hành tựa mây

Phiêu bồng trên hẻm núi cao tới những ngọn đồi,

Trong phút chốc ta thấy một chùm

Một khóm. Hoa thủy tiên ánh vàng

Cạnh hồ nước, ngay dưới gốc cây

Vẫy gọi và nhảy nhót trong làn gió

*

Miên viễn tựa hồ ánh sao tỏa sáng

Và lấp lánh giữa giải ngân hà,

Chúng vươn tới sự vô cùng.

Dọc theo bờ vịnh:

Cả vạn người chứng kiến ta trong khoảnh khắc,

Ngất ngây trong điệu nhảy cuồng nhiệt

*

Những làn sóng cũng nhảy múa; nhưng

Chúng còn lấp lánh vui vẻ hơn gấp bội:

Nhà thơ không thể kìm sung sướng

Khi bên cạnh có tươi vui.

Ta đắm đuối, và đắm đuối, nhưng chợt nghĩ

Về điều tuyệt diệu đến với ta:

*

Thường thường, khi ta nằm trên trường kỷ

Trong trống rỗng hay thèm khát

Chúng ánh lên trong mắt ta

Đó là cực khoái của đơn độc

Thế rồi trái tim ta ngập đầy hoan lạc

Và rồi ta nhảy múa cùng khóm thủy tiên.

 

Thơ William Wordsworth

Dịch: Hà Thủy Nguyên


Bản tiếng Anh:

 

I wandered lonely as a cloud

That floats on high o’er vales and hills,

When all at once I saw a crowd,

A host, of golden daffodils;

Beside the lake, beneath the trees,

Fluttering and dancing in the breeze.

*

Continuous as the stars that shine

And twinkle on the milky way,

They stretched in never-ending line

Along the margin of a bay:

Ten thousand saw I at a glance,

Tossing their heads in sprightly dance.

*

The waves beside them danced; but they

Out-did the sparkling waves in glee:

A poet could not but be gay,

In such a jocund company:

I gazed—and gazed—but little thought

What wealth the show to me had brought:

*

For oft, when on my couch I lie

In vacant or in pensive mood,

They flash upon that inward eye

Which is the bliss of solitude;

And then my heart with pleasure fills,

And dances with the daffodils.

Home 2017 / page 8

ANH HÙNG LUẬN (1): LỜI CUỐI CÙNG CỦA TÔN LANG

Thời chiến loạn đất Đông Ngô, có chàng Tôn Sách. Người xứ này vẫn gọi chàng là Tôn lang. Từ “lang” được người dân Đông Ngô dùng để gọi những chàng trai đẹp. Tôn lang tuổi trẻ theo nghiệp cung kiếm, ôm nặng thù nhà, những mong dựng lại cơ đồ. Giữa buổi loạn lạc, anh tài như sao sáng giữa trời, Tôn lang phất cờ dấy binh, đánh đông dẹp bắc, bách chiến bách thắng không kẻ nào sánh bằng. Khắp chốn nhân tài quy thuận về dưới trướng. Thực là lừng lẫy một thời cao ngạo. Người đời coi chàng như phượng hoàng chốn nhân gian.

Nhưng người đời ít ai biết, Tôn lang một đời cô độc, chỉ có cây đàn làm bạn. Nỗi chán chường chiến trận, chàng không thể tỏ cùng ai. Vợ đẹp có, huynh đệ có, nhưng rốt cuộc chàng chỉ muốn một mình. Nhiều phen giữa sa trường, chàng bỏ lại quân lính đằng sau, một mình một ngựa xông pha giữa kẻ địch. Chẳng phải chàng muốn thể hiện sức mạnh hơn người. Chàng chỉ muốn được ở một mình, để được thoải mái với sự chán nản này. Ở bên người thân, chàng sẽ phải mỉm cười, bởi người ta ngưỡng mộ nụ cười của chàng hơn là tài năng của chàng. Con người phù phiếm thế đấy!

 Thuở đó, có kẻ dưới trướng chàng ghen ghét đố kỵ, có lòng phản nghịch. Hắn viết thư tâu với triều đình, những mong cấu kết ám hại chàng. Hắn không ngờ rằng Tôn lang được người trong triều giúp đỡ, nên sớm biết được âm mưu. Tôn lang giết chết hắn. Bầy tôi của hắn ấm ức, trốn vào rừng sâu chờ dịp trả thù.

Hôm ấy, Tôn lang một mình một ngựa rong ruổi đi săn. Con mồi không quan trọng. Cái thú của việc đi săn đó là chàng không cần phải mỉm cười với ai. Và như đã nói ở trên chàng được tự do thoải mái với sự chán nản của mình.

“Vút, vút, vút…” Mấy mũi tên đồng loạt bắn ra. Một mũi tên trúng vào má chàng. Chàng chỉ kịp giương cung bắn trả, giết chết kẻ tiểu nhân ám toán. Nhưng đã muộn rồi! Tên có tẩm độc! Chàng gục đầu trên mình ngựa. Máu chảy ướt đầm thân bạch mã.

Đêm nay là đêm cuối cùng của chàng. Chàng không kịp nhìn thấy mái tóc mình bạc, mà đã lìa trần thế. Chỉ một mình chàng trong căn phòng trống với độc tố đang lan dần. Chàng muốn gẩy khúc đàn cuối cùng… khúc đàn tâm tình của riêng chàng…

Lời chàng đêm ấy, chỉ cây đàn biết:

“Nhấp một ngụm trà say hương thời thế… Ta vuốt lọn tóc vẫn còn nguyên dấu vết của ngày xuân sắc chờ đợi thời gian điểm bạc…  Gió ngừng thổi, nước ngưng trôi, lời toan thốt lên mà im bặt nơi cuống lưỡi. Bởi đêm đã quá sâu hay đời ta đang dừng lại giữa mông mênh.

Chập chờn cơn tỉnh cơn mê…  Bóng dáng ai đang bước giữa trùng trùng duyên kiếp, điệp điệp phận người, long đong mấy kiếp những mong dựng lại cơ đồ ngàn xưa. Đợi chờ tóc trắng, thở phào trút bỏ gánh nặng ưu thời mẫn thế… giấc mơ ấy sao mà xa tít tựa hồ chân trời thăm thẳm.

Trùng đêm rỉ rả rúc xương khô… Sinh ra giữa mùa loạn thế, tay ôm đàn tay vung kiếm diệt tà ma. Buông kiếm hay buông đàn, thao thức ngàn đêm trăn trở. Tách trà đã lạnh hương, dây đàn cũng đứt, kiếm kia ôi sao nặng…

Ta nhấc tách trà trầm ngâm… Dưới đáy kia bóng cờ bóng ngựa chen nhau… Máu ứa mây vần vũ… Chỉ ta và ta làm bạn cùng kiếm, cùng đàn.

– Này kiếm, máu có ngọt?

– Này đàn, mưa lạnh chưa?

Vuốt cung đàn trầm bổng. Nối lại dây ngàn xưa. Khúc Phượng Hoàng xuyên trăng vỡ. Bạch nguyệt quang tí tách thu mưa. Hồn ta uốn mình trên cao thẳm. Giật mình thay! Tóc đã điểm màu trăng!

Liếc mắt nhân ảnh trong gương. Kìa! Kẻ nào tóc còn xanh mà hình dung tiều tụy! Rơi! Trăm mảnh tan tành tách trà nguội lạnh! Ôi chiến loạn! Hỡi chiến loạn! Vạn độc quy tâm! Tàn sát rồi sao? Nhân nghĩa rồi sao? Tất thảy một ván cờ thời thế. Buông kiếm, không là bờ. Máu nhuộm đỏ hư vô. Nhân nghĩa các ngươi nhận lấy, tàn sát cứ để mặc ta. Ha ha… ha ha… ha ha…

Ngàn năm rồi lại ngàn năm… Mai này ai kẻ ha ha cười? Ngạo thế gian một tiếng “anh hùng”. Anh hùng nào phải vung gươm báu? Giữa đêm thâu đàn gảy khúc sầu… Kẻ vuốt tơ đàn thời loạn, nhân nghĩa bỏ lại phía sau… Anh hùng nay tóc đã nhuốm màu trăng sáng…

Sống mà làm chi! Chết có sợ gì! Vạn độc rúc rỉa tâm can. Nhân nghĩa để các ngươi! Đau đớn chỉ mình ta! Quyền danh ta bỏ lại! Cơ đồ âu cũng một tách trà nguội lạnh dưới mưa thu.

Vẻ anh tuấn vỡ! Gương vỡ! Tâm can vỡ!

Giọt đàn rơi chậm… Nhoẻn miệng cười… Ngẩng đầu lên… Nào đã đến ngày trăng!”

Đó là lần duy nhất chàng cười vì chính bản thân chàng.

Thế rồi… phượng hoàng đã bay về trời…

Hà Thủy Nguyên

Home 2017 / page 8

Có những ngày hư vô

Những ngày náo loạn rồi cũng trôi đi…
Những phân tranh sai đúng rồi cũng dịu xuống…

Tiếng ồn lao xao lặng dần… lặng dần… Tôi thấy mình rơi dần vào hư vô. Hư vô không phải một cõi không gian, hư vô không phải khoảng tĩnh của thời gian. Tôi chỉ cảm thấy hư vô khi mình không còn níu kéo thêm một lý do nào nữa để cố tồn tại giữa vòng đời ảo tưởng. Khoảnh khắc hư vô ấy rất gần sự chán, nhưng không phải chán nản; rất gần nỗi sầu nhưng không phải sầu bi, rất gần cực khoái nhưng không phải khoái lạc. Hư vô ấy là nụ cười khẩy trước mọi sự ngớ ngẩn của bản thân, trước những cơn cuồng loạn vì bị cuốn trôi vào ảo tưởng của kẻ khác. Hư vô ấy là cảm giác tỉnh khỏi giấc mộng dài miên viễn tựa hồ một kiếp đã trôi qua.

Lắng nghe tiếng mưa lách tách… Lắng nghe tiếng lòng dìu dịu… Sau trận cuồng phong, vạn vật trở lại tinh khôi. Hư vô nhờ thế mà chứa trong lòng vạn vật.

Hư vô không phải trống rỗng. Trống rỗng được nhận diện khi nó được giới hạn. Hư vô không có giới hạn. Bởi hư vô chỉ có thể nhận thức được bằng một sự hư vô khác. Khi một bông hoa biết ngày tàn của mình, nhưng vẫn khoe sắc tỏa hương, nó hư vô. Khi con chim biết rằng chẳng ai trân trọng tiếng hót tuyệt mỹ của nó nhưng nó vẫn hót, nó hư vô. Con người như tôi, như ai đó ngoài kia thì sao? Thắng hay thua chẳng thể một lời phân định. Đúng hay sai chỉ là tiếng ồn lao xao. Ai dám hư vô tuyệt đỉnh, để được như bông hoa đẹp, như loài chim quý?

Chúng ta đặt lên bàn cân quá nhiều, để rồi đấu đá với bên ngoài cuộc sống, để rồi tranh đấu với chính mình, chẳng phải chúng ta đã biến mình thành trống rỗng hay sao? Một khối rỗng tuếch lăn qua lăn lại với những lời thuyết giáo, những cuộc chiến hơn thua, những định kiến, những níu kéo vào cuộc đời vô định.

Có những ngày tôi hư vô… tôi câm lặng… tôi say mê với chính tôi…

Nhưng mãi mãi hư vô là một việc khó khăn. Bởi như thế, chẳng phải là tự níu kéo lấy sự hư vô hay sao. Nếu hư vô trở thành cuộc sống của tôi, và tôi lại bám víu vào nó, thì chẳng phải tôi đã biến hư vô thành trống rỗng.

Thây kệ đi… Hư vô rồi cũng sẽ qua… Lao xao rồi cũng sẽ qua… Chỉ có tôi còn ở lại đây, tận hưởng tất cả, chứng kiến tất cả!

Hà Thủy Nguyên

Home 2017 / page 8

Long Điểu truyện – Chương 4: Phủ Trấn Tây mờ sương

Hoàng Tế Thiên sau khi vứt hết số thuốc bổ mà Vương Minh mua về cho Thái Sơn uống thì hàng ngày đều phải vận công điều khí cho cậu bé. Sinh lực bị tổn thương sao có thể dùng thuốc để chữa trị được. Thuốc chỉ là chữa trị bên ngoài, điều khí mới là cách trị tận gốc. Nhưng hiềm một nỗi, năng lượng của Hoàng Tế Thiên không đủ để trị  cho Thái Sơn. Chàng nguyện học nghề y để chữa bệnh cứu người, nên không quá quan tâm trong việc sử dụng năng lượng. Đưa Thái Sơn về Trấn Tây thành là cách duy nhất lúc này.

Tế Thiên mua một cỗ xe ngựa để chở hai đứa trẻ nhà họ Chúc rời Ô Thị, chạy đến thành Trấn Tây. Lúc này vẫn đang trong tiết thu, mây mù giăng kín. Nhờ mây mù che lối, cả chặng đường họ đi an toàn, không bị ai truy đuổi. Cũng có thể nghĩa quân mới là cái dích truy đuổi của Dã quốc. Chẳng mấy chốc mà họ đến thành Trấn Tây.

Phủ Trấn Tây vốn nằm trong rừng sâu, tách biệt với khu thành biên giới nặng nề sát khí. Con đường mòn trong rừng lúc này đã vào thu, được trải một lớp lá khô buồn thảm. Hoàng Tế Thiên kìm cương ngựa cho đi chậm lại. Từ trong cỗ xe ngựa nhỏ, Thần Cơ và Thái Sơn vén màn, thò đầu ra. Thần Cơ cất tiếng hỏi:

– Chú ơi, chúng ta sắp đến rồi đúng không?

Hoàng Tế Thiên chỉ mỉm cười, gật đầu. Thái Sơn ngẩng đầu lên nhìn trên vòm lá rung rinh, đôi mắt bỗng trở nên mơ màng:

– Chúng ta dừng xe một lúc được không ạ?

– Tại sao? – Hoàng Tế Thiên dừng ngựa hỏi, nhưng không quay đầu lại.

– Tiếng lá rơi… con muốn nghe chúng!

Hoàng Tế Thiên bật cười vì nguyên nhân thật ngớ ngẩn của thằng bé . Nó dường như chẳng quan tâm đến kẻ thù ở sau lung đang đến gần. Nhưng chàng cũng không muốn làm mất đi cái thi hứng đặc biệt của cậu bé Thái Sơn ốm yếu. Ai biết được cậu bé này sẽ sống đến bao giờ? Làm sao chàng nỡ lòng tước mất một chút niềm vui nhỏ nhoi mà cậu bé tìm thấy nơi những chiếc lá rơi.

Thần Cơ bĩu môi:

– Lá rơi thì có gì hay?

Tế Thiên xuống ngựa, đi đến bế hai đứa trẻ xuống xe ngựa, nói:

– Ở đây cảnh đẹp, chúng ta có thể ngồi nghỉ một lúc.

Thái Sơn buông mình ngồi xuống một gốc cây. Một cơn gió thổi qua, những chiếc lá cây rơi lộp độp, tiếng đứt tiếng nối như một bản nhạc ngẫu hứng. Những chiếc lá khô thì chạm đất rất nhanh nhưng thật là nặng nhọc. Còn chiếc lá vàng thì chỉ nhẹ nhàng tựa hồ lặn vào hư không. Thái Sơn cứ đắm chìm thích thú trong điều mình vừa phát hiện.

Thần Cơ thì thơ thẩn nhặt từng chiếc lá vàng khô, đưa lên mũi hít hít. Sau đó, cô bé bới bới đất, mặt đăm chiêu suy nghĩ điều gì đó. Tế Thiên lại gần hỏi:

– Đang thơ thơ thẩn thẩn gì đấy?

– Thật kỳ diệu! – Thần Cơ thốt lên – Lá cây này có mùi hương giữ được lâu. Mùi hương trên cây, mùi hương khi lá đã úa, và cả khi tan vào đất, vẫn giữ được nguyên mùi. Nếu lá này chiết xuất ra làm nguyên liệu sẽ rất thơm!

Tế Thiên gật gù:

– Ừm, cũng có tố chất đấy! Có thích học nghề thuốc không?

Thần Cơ lắc đầu nguầy nguậy:

– Hồi trước cha bắt cháu tập Thần Cơ công pháp, cháu đã mệt mỏi lắm rồi! Giờ lại cả nghề thuốc nữa thì cháu chịu…

Tế Thiên trừng mắt:

– Nhiều người muốn bái ta làm sư phụ lắm, biết không! Đúng là con nít không hiểu gì!

Thần Cơ nhún vai:

– Chú thích thì con nhận chú làm thầy! Nhưng học là con không học!

Tế Thiên gật đầu:

– Được lắm! Vậy bái sư đi!

Thần Cơ há hốc mồm, mở trò mắt nhìn Tế Thiên. Tế Thiên nhắc lại:

– Còn chưa bái sư sao? Con chẳng nhận ta làm thầy rồi đó sao?

Thần Cơ đứng sững một hồi rồi quỳ xuống, vái lạy:

– Từ giờ con sẽ làm học trò của Thần Y Hoàng Tế Thiên, nhưng việc học thì con không muốn học!

Hoàng Tế Thiên cười ha hả, đỡ đứa học trò dậy. Chàng bế nó trong tay, đi dạo dạo trong khu rừng, vừa đi vừa giảng giải:

– Vạn vật trên mặt đất đều có linh khí riêng. Linh khí ấy là khối năng lượng được cấu trúc bởi ý thức của chính vật ấy. Cây cối cũng vậy, tảng đá cũng vậy, chim muông cũng vậy, Điểu tộc, Long tộc hay tất cả các tộc khác cũng thế. Ý thức có phân cao thấp, năng lượng có phân mạnh yếu. Người có ý thức cao mà kinh mạch trong cơ thể có chỗ sai sót thì năng lượng yếu lại càng yếu. Kẻ ý thức thấp mà năng lượng lớn thì chỉ hại người hại mình.

Thần Cơ nghe bài thuyết của Hoàng Tế Thiên một cách chăm chú, dù cho cô bé tỏ ra mình không thích học. Tế Thiên biết rằng đứa bé vẫn đang lắng nghe mình, nên chỉ cười thầm, để một khoảng lặng cho cô bé suy nghĩ. Chẳng rõ cô bé suy nghĩ mông lung những gì, được một lúc rồi ngập ngừng hỏi:

– Chú… à thầy… con xin hỏi là, thế nào là ý thức cao thế nào là ý thức thấp.

Tế Thiên vuốt tóc Thần Cơ rồi đáp:

– Kẻ ý thức cao là kẻ luôn biết mình đang làm gì, luôn biết rằng mình còn thiếu sót và phải vươn lên. Kẻ ý thức thấp không biết điều ấy. Họ có thể biết mọi thứ trong thiên hạ, nhưng lại không thể biết bản thân mình và cũng không muốn hiểu bản thân mình. Kẻ ý thức thấp có thể giả vờ làm kẻ ý thức cao, kẻ ý thức cao có thể hành xử tựa như rất hồ đồ như kẻ ý thức thấp. Thật giả lẫn lộn, lòng người khó đoán. Sau này lớn lên con sẽ hiểu.

Thần Cơ nhìn về phía Thái Sơn, rồi hỏi tiếp:

– Vậy bệnh từ đâu sinh ra?

Tế Thiên trả lời:

– Bệnh có nhiều loại. Ta có thể chia loại dựa trên căn nguyên. Có loại căn nguyên từ ý thức. Kẻ ý thức thấp tất thảy đều bệnh tật. Ý thức thấp thì tâm loạn, tâm loạn thì khí loạn, khí loạn thì không còn linh nữa, tất thảy chỉ là vật chết di chuyển. Nên năng lượng có lớn thì chẳng qua chỉ là khối bệnh dịch lớn lan tràn mà thôi. Có loại căn nguyên từ năng lượng. Ý thức rất cao nhưng cơ thể vì bị tổn thương, hoặc do bẩm sinh, hoặc do ngoại vật tác động, thì cơ thể tựa hồ không tải nổi ý thức lớn ấy. Cơ thể sẽ bị hủy hoại rất nhanh. Nhưng người ý thức cao, nếu biết phương pháp, có thể dùng ý thức tự trị bệnh cho mình. Có điều, người biết những phương thuật ấy, không nhiều. Ta cũng chỉ biết vài cách, về căn bản chưa thể chữa trị cho em trai con!

Thần Cơ lí nhí trong miệng:

– Con biết…

Tế Thiên xoa xoa lưng Thần Cơ:

– Ta sẽ tìm cách… Nhưng giờ chúng ta phải tới Trấn Tây phủ đã… Trời cũng sắp tối rồi!

Chiều đã ngả sang tối, khu rừng nhuộm thêm khí sương mờ ảo của hoàng hôn khiến khu rừng đượm vẻ tịch mịch, u buồn. Thái Sơn ho khụ khụ một tràng dài, sắc mặt tím tái, nhưng ánh mắt vẫn trong suốt nhìn theo ánh chiều sắp tắt. Tế Thiên thấy cảnh ấy, lắc đầu ngán ngẩm. Chàng thả Thần Cơ xuống rồi bế thốc Thái Sơn lên xe:

– Con nhìn xem, lạnh cóng cả rồi này! Chúng ta đi thôi!

Thần Cơ nháy mắt khoe:

– Chị đã có sư phụ rồi nhé! Từ giờ, em cũng phải gọi chị là “tiểu thần ý” đấy nhé! Sau này chị sẽ là “đại thần y”. Chị sẽ chữa bệnh loạn tâm cho toàn thiên hạ!

Thần Cơ liến thoắng khiến Tế Thiên và Thái Sơn cười khúc khích. Ba người lên xe ngựa rồi tiến về hướng Trấn Tây phủ.

Họ cứ đi, cứ đi. Trời tối dần, chỉ còn le lói vài tia nắng cuối cùng. Sương giăng lúc một dày đặc. Chợt, một vành mái cong cong ẩn hiện trong màn sương và thấp thoáng dưới tán lá cổ thụ. Ba chữ “Trấn Tây Phủ” lộ ra dần dần. Kỳ lạ thay, quanh phủ không có một quan binh hay gia nhân nào, cổng cũng không đóng.

Tế Thiên dừng ngựa. Chàng xuống ngựa nhìn quanh. Thần Cơ cũng nhảy xuống theo, định lon ton bước vào thì Tế Thiên kéo tay cô bé lại. Chàng thầm nghĩ rằng đây chắc chắn không phải cổng chính mà chỉ là một cái bẫy. Nhìn vào trong phủ, chẳng có gì khác ngoài một khu rừng trúc lao xao trong gió! Chàng đề khí cất tiếng sang sảng:

– Hoàng Tế Thiên nhận sự ủy thác của phu nhân Tử Quỳnh xin được yết kiến Trấn Tây tướng quân.

Một lúc lâu vẫn không thấy ai bước ra, cũng chẳng thấy động tĩnh gì. Mấy lần Thần Cơ định liều mạng bước vào đều bị Tế Thiên giữ lại. Thái Sơn cũng thò mặt ra khỏi xe ngựa nhìn chằm chằm vào khu rừng trúc.

Chợt, có tiếng vó ngựa phi nước đại tới gần. Nhưng âm thanh không phải từ trong phủ, mà từ phía cánh rừng. Cả ba quay người lại, hướng ánh mắt về phía tiếng vó ngựa. Càng lúc, âm thanh càng rõ hơn, và xa xa thấp thoáng bóng áo choàng đỏ tung bay. Gần hơn, ba người có thể nhìn thấy người cưỡi ngựa là một vị trượng phu đã gần bốn chục, nét mặt nghiêm nghị, rắn rỏi. Nằm vắt ngang lung ngựa là một cậu bé nhem nhuốc, đang cười nhăn nhở. Nhưng qua y phục và đôi mắt sáng ngời của cậu, người ta có thể nhận ra khí chất quý tộc ít thấy ở người dân quanh đây.

Hoàng Tế Thiên vội chắp tay, cúi mình:

– Hoàng Tế Thiên xin bái kiến Trấn Tây tướng quân!

Thái Sơn và Thần Cơ cùng reo lên:

– Bác Điểu Tùng…

Đó quả là Trấn Tây tướng quân Điểu Tùng. Chàng vội xuống ngựa, ân cần đáp lễ:

– Kìa thần y, ta đợi ba người mãi!

Trong lúc ấy, cậu bé nhem nhuốc tuột ngay xuống từ lung ngựa, chạy tọt vào trong phủ và biến mất sau rặng trúc. Hoàng Tế Thiên lấy làm lạ:

– Ồ, hóa ra cổng phủ nào có cơ quan gì đặc biệt, vậy mà đệ cứ tưởng…

Điều Tùng cả cười:

– Đó là cách ta giữ yên tĩnh cho mình. Ta vốn không thích đông người nên không muốn có gia binh. Nhưng cũng phải giữ an toàn cho phủ để tránh sự xâm nhập. Ta cho trồng một rặng trúc được bày binh bố trận như một mê cung, người ngoài chẳng thể nào tìm thấy lối vào. Còn cửa thì vẫn luôn mở tung, chỉ buồn cười là chẳng có ai dám bước vào cổng vì sợ rằng ta có cất giữ cơ quan bảo vệ.

Hoàng Tế Thiên cũng bật cười cho sự đa nghi của mình. Thái Sơn nhìn vào rặng trúc um tùm khẽ nhún vai:

– Có gì đâu ạ! Chỉ cần một mồi lửa là xong!

Điểu Tùng xoa đầu, hất hàm hỏi:

– Phủ của ta, dám đốt không?

Hoàng Tế Thiên giục:

– Chúng ta mau vào thôi, đứng ngoài này nguy hiểm lắm!

Điểu Tùng gật đầu. Đoạn, ba người lên xe ngựa rồi đi theo ngựa của Điểu Tùng vào trong phủ. Vừa hay lúc ấy, những con quạ của Ô Thị bay ngang qua. Những con quạ Ô Thị này, nếu thấy có sự lạ ở cửa Trấn Tây phủ thì thật là không hay. Không biết tin tức ấy có thể sẽ đem bán cho thế lực nào. Vào Trấn Tây phủ là vào chỗ an toàn, bất khả xâm phạm. Rừng trúc và màn sương dày đặc bao quanh được tạo ra bởi năng lượng của Điểu Tùng đã che kín mọi con mắt tọc mạch.

Điểu Tùng nổi tiếng trong Điểu tộc về tài chế tác các cơ quan theo dõi. Ngay giữa phủ là một hồ nước lớn trong vắt. Hàng ngày, Điểu Tùng có thể nhìn toàn bộ động thái của thành Trấn Tây in hình trên mặt hồ nước này. Các vị Điểu vương của Điểu tộc thường thích giám sát chặt chẽ mọi hành vi của dân chúng, mọi biến động diễn ra trên lãnh thổ. Quan tham cũng vì thế mà ít đi. Hòa bình, trật tự trong Điểu tộc luôn luôn ổn định. Mọi vụ mưu phản đều bị phát hiện trước khi nó diễn ra. Người giữ ngôi Điểu vương, là người giữ quyền điều khiển tất cả cỗ máy giám sát, các nguồn gián điệp trong toàn cõi Điểu tộc. Điểu Tùng là người thiết kế toàn bộ các cỗ máy giám sát hiện có trong Điểu tộc, cũng nhờ vậy mà Điểu vương không dám cũng như không nỡ trừng phạt ông khi ông để em gái mình lấy Chúc Thịnh Lai và để hai người xây dựng nghĩa quân ngay thành Trấn Tây. Giết Điểu Tùng, toàn bộ cỗ máy ấy sẽ không có người vận hành.

Chúc Thái Sơn và Chúc Thần Cơ không khỏi ngỡ ngàng khi nhìn thấy những gì diễn ra trên mặt hồ nước. Hai đứa bé cảm thấy thích thú, lại vừa cảm thấy gờn gợn vì cảm giác như lúc nào mình cũng bị theo dõi.

Điểu Tùng nhìn hai đứa bé cười:

– Yên tâm đi! Ta không có thời gian để theo dõi xem các cháu làm gì đâu!

Chợt, cậu bé lem nhem vừa nãy chạy ra, chỉ vào mặt hồ làu nhàu:

– Đừng tin, nếu không phải vừa nãy vì cái hồ này thì ta đâu có bị cha bắt về! Không cần theo dõi, nhưng nhìn là thấy ngay! Qúa nguy hiểm! Qúa nguy hiểm!

Điểu Tùng trừng mắt quát:

– Còn không mau đi tắm! Trông kìa, lem nha lem nhem!

Cậu bé chạy biến đi, miệng vẫn làu bàu hậm hực. Tế Thiên, Thần Cơ, Thái Sơn há hốc mồm nhìn cậu bé thoăn thoắt trèo lên tay vịn của hành lang lướt đi nhanh như gió. Bộ pháp mà cậu sử dụng là một phần trong Thần Ưng Phi Thiên, thuật khinh công của những người trong Điểu tộc. Ai là người Điểu tộc, đều phải biết bộ pháp này. Điểu Tùng nhún vai nói:

– Đó là Điểu Âu, con trai ta. Nó bằng tuổi Thần Cơ, nhưng tính tình lông bông lắm! Suốt ngày trốn ra khỏi phủ đi chơi. Đấy, ta vừa tìm được nó trốn trong xưởng đúc vũ khí, nghịch ngợm rèn những thú linh tinh!

Thần Cơ và Thái Sơn cười khúc khích. Điểu Tùng nói thêm:

– Nhưng không sao! Nó ham chơi lắm! Sẽ dẫn hai đứa chơi ở nhiều nơi, hai đứa sẽ không nhàm chán đến chết trong phủ đâu!

Tối ấy, họ cùng nhau ngồi dưới màn sương, cùng nướng thịt thú rừng ăn. Không khí thật giống như những ngày trong rừng Bạch Tùng. Thần Cơ và Điểu Âu lanh chanh tranh nhau nướng thịt, rất vui vẻ. Thái Sơn thì ngồi im lặng không hiểu nghĩ ngợi mông lung những đâu. Tế Thiên và Điểu Tùng cùng trò chuyện, bàn tính thiên hạ. Điểu Tùng uống một hớp rượu rồi kể:

– Ta vừa mới nhận được tin, Dã quốc đã bắt được nữ thần Thanh Nguyệt. Họ một đao chém chết cô bé, thật tội nghiệp!

Tế Thiên kinh ngạc:

– Mấy trăm năm chờ đợi nữ thần giáng thế, ấy thế mà lại có thể giết chết dễ dàng vậy sao? Thế thì chúng ta phải làm sao? Chẳng phải cơ hội duy nhất để chúng ta biết được toàn bộ ký ức của vùng đất này đã mất rồi sao!

Điểu Tùng lắc đầu cười:

– Chỉ là truyền thuyết thôi! Cái đáng chú ý là tại sao Dã Quốc phải lập tức giết nữ thần Thanh Nguyệt. Liệu có phải họ có điều muốn giấu, không muốn tiết lộ hay không? Họ không cần hỏi han thông tin, mà đã giết ngay, chứng tỏ họ cũng biết được bí mật gì đó.

Tế Thiên gật đầu:

– Có lý! Dã Quốc vẫn là một bí ẩn lớn… Bây giờ đã không còn Chúc Thịnh Lai, ai sẽ là kẻ ngăn cản Dã Quốc. Chúng sẽ còn bành trướng nữa. Thiên hạ sẽ còn đại loạn nữa.

Đột nhiên, Thái Sơn ngã gục xuống đất. Máu từ mũi chảy ra, hòa lẫn với nước mắt trên gò má. Tế Thiên và Điểu Tùng hốt hoảng. Tế Thiên bế thốc Thái Sơn lên, đưa vào phòng trong. Điểu Tùng vội vã đi theo. Điểu Âu và Thần Cơ cũng vứt thịt lăn lốc trên mặt đất chạy vội theo vào.

Thái Sơn đã ngất lịm đi. Mặt tái nhợt, xanh xao. Áo phanh ra, để lộ tấm ngực nhỏ gầy gò. Điểu Tùng lo lắng đứng bên cạnh. Hoàng Tế Thiên dùng năm ngón tay, điểm vào các huyệt xung quanh tim của Thái Sơn. Được một lúc, nét mặt của Thái Sơn đã trắng trẻo trở lại, hơi thở cũng đều đặn hơn.

– Là lỗi của ta! – Tế Thiên lắc đầu – Bệnh của Thái Sơn, nếu gặp xúc động mạnh thì sẽ tái phát, nguồn năng lượng sẽ chạy hỗn loạn trong kinh mạch. Nó sẽ không chịu nổi… Ta lỡ miệng nhắc tới Thịnh Lai…

Điểu Tùng thở dài:

– Đời người đâu thoát được thất tình lục dục, giữ cho nó không xúc động không phải cách. Chẳng lẽ người trong thiên hạ không ai chữa được cho nó hay sao?

Tế Thiên thở dài:

– Có thì có… nhưng lại là điều bất khả!

Thần Cơ và Điểu Âu trong lúc hai người lớn mải nói chuyện, đến gần giường của Thái Sơn. Hai đứa vuốt vuốt má cậu bé để lay dậy.

Tế Thiên nói tiếp:

– Cần có máu của phượng hoàng hoặc rồng thần của Long tộc để làm vật dẫn. Sau khi máu vào cơ thể, máu có thể hồi phục mọi tổn thương bên trong kinh mạch. Nhưng lượng máu cần rất lớn, đâu có hoàng tộc Long tộc hoặc Điểu tộc nào sẵn sàng đổi tính mạng của mình cứu tính mạng thằng bé. Thế nên việc ấy là bất khả. Tử Quỳnh phu nhân tuy có thể phượng hoàng, nhưng đã tự hủy thể năng lượng ấy, nên cấu trúc năng lượng trong máu của phu nhân không còn là máu phượng hoàng nữa. Đó là điều phu nhân đau lòng và hối tiếc nhất khi từ bỏ thể phượng hoàng của mình.

Thái Sơn bị Điểu Âu và Thần Cơ hết vuốt má lại nghịch tóc, dần dần tỉnh dậy. Hai đứa trẻ reo lên. Thái Sơn còn nhỏ tuổi nhưng đã có nét mặt nghiêm nghị, cậu bé chỉ nói gọn lỏn một câu:

– Cha con mất rồi, nhưng nghĩa quân vẫn còn!

Hà Thủy Nguyên

Đọc các chương của Long Điểu truyện tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/long-dieu-truyen/

 

Home 2017 / page 8

Điệu khác

Ta  khác ta mùa hoa cỏ

Ta khác ta ngày bão giông

Ta khác ta đêm trăng rụng

Ta khác ai, ai khác ta

 

Này kẻ khác, ngươi có thấu

Giấc mơ này khác giấc mơ kia

Mơ trong mơ khác thực ngoài thực

Gương mặt ta khác gương mặt ta

 

Mây ngang qua, kìa nắng khác nắng

Sấm động rền, kìa mưa khác mưa

Bi thương tràn, kìa mộng khác mộng

Người quay đi, kìa đời khác đời

 

Bể thời gian mênh mang, mênh mang cao thẳm

Mỗi vì sao có khác mỗi vì sao?

Nhịp tinh cầu xa thẳm, xa thẳm

Tắt điệu ca, vũ trụ khác thời gian

 

Ta hứng ngày khác

Ta vào đời khác

Ta chào ta khác

Ta ôm mộng khác

 

Nhịp khác vang lên xoay điệu ca

Tinh cầu tắt rụi cháy thiên hà

Vũ trụ đã thôi cơn cuồng loạn

Còn lại mình ta trôi cõi yên

 

Hà Thủy Nguyên

Home 2017 / page 8

Long Điểu truyện – Chương 3: Dứt bỏ tình riêng

Chúc Thịnh Lai được đưa về rừng Bạch Tùng. Sương mù bủa vây quanh doanh trại. Nghĩa quân đứng thành hàng cúi đầu mặc niệm. Đàn sói tru lên từng hồi tang thương. Tử Quỳnh phu nhân và phó tướng Vương Minh quỳ trước thi thể của vị anh hùng. Thần Cơ vừa quỳ vừa ôm Thái Sơn đang thở hổn hển trong tay. Biến động tâm lý quá lớn và khí lạnh của núi rừng khiến Thái Sơn bệnh tình tái phát, tay chân bải hoải, không thể đứng dậy nổi.

Tử Quỳnh gạt nước mắt đứng dậy, thu hết toàn bộ sự kiên định của mình, nén nỗi đau xuống ngực, nói:

– Chúc Thịnh Lai, phu quân của ta, không cam tâm nhìn Dã quốc ngày một bành trướng, sử dụng tà thuật và quyền lực để kiểm soát thần dân, nên cách đây mười năm đã phất cờ nổi dậy, chống lại triều đình của Dã vương. Nhưng không chỉ có vậy, chàng muốn chiến loạn kết thúc, muốn Long tộc và Điểu tộc hòa hợp, muốn thần dân Dã quốc không phải chịu ách xiềng xích. Cảm nghĩa khí ấy của chàng, các vị đã theo phu quân ta, dựng nên nghĩa quân rừng Bạch Tùng lừng lẫy. Nay phu quân ta tử nạn, đường vào doanh trại sớm muộn gì cũng bại lộ, thế nên chúng ta không thể tiếp tục ở rừng Bạch Tùng được nữa. Chặng đường lên phía Bắc gian nan, anh em nào thấy mệt mỏi, không đủ lòng tin để tiếp tục chiến đấu thì có thể ở lại thành Trấn Tây. Thành Trấn Tây sẽ bố trí cho các vị. Những ai muốn ở lại thành Trấn Tây có thể đứng sang đây… – Tử Quỳnh chìa tay trái chỉ về khu đất trống gần đó.

Nghĩa quân im lặng nhìn nhau, xôn xao bàn tán. Chợt, một binh sĩ tuổi đã cao, tóc sợi đen chen sợi trắng, đi ra khỏi hàng, tiến về phía trước, chắp tay trước Tử Quỳnh:

– Thưa phu nhân, đã nguyện đi theo nghĩa quân tức là chẳng màng sống chết, gác lại vợ con. Đám thất phu như tôi đây, hôm nào cũng hát “Thân xác anh hùng hư vô, tinh thần anh hùng tuyệt đối”, há lại chẳng hiểu lý lẽ bên trong hay sao? Bởi thế, chúng tôi xin nguyện cùng phu nhân và phó tướng lên phía Bắc. Lão già tôi không sợ, lũ trẻ sợ thì kệ chúng!

Cả nghĩa quân cũng nhao nhao lên:

– Chúng tôi xin được đi theo, xin được đi theo!

Tử Quỳnh chắp tay cúi đầu:

-Tử Quỳnh ta, xin thay mặt cho phu quân cảm tạ các vị!

Tử Quỳnh nói đoạn, liền quỳ rạp xuống hành lễ cảm tạ. Vương Minh và toàn quân cũng quỳ theo.  Vương Minh lúc này mới lên tiếng:

-Việc không thể chậm trễ, mong phu nhân phát lệnh để toàn quân di chuyển lên phía Bắc!

Tử Quỳnh đứng dậy, nói:

-Mời các vị đứng lên. Từ giờ trước ta và phó tướng, không ai phải quỳ nữa. Các vị đều là anh hùng, ta còn cần các vị bảo vệ, sao dám nhận lễ này.

Ba quân tướng sĩ đứng dậy, lấy lại tư thế nghiêm trang. Tử Quỳnh lấy một đuốc lửa châm thi thể của Thịnh Lai. Tất cả đều diễn ra trong im lặng. Vương Minh ra lệnh cho quân đội chất toàn bộ hành trang lên xe và ngựa. Chàng bế thốc cả Thần Cơ và Thái Sơn lên xe ngựa.

Lúc này chỉ còn Tử Quỳnh lặng mình nhìn thi thể đang cháy dần của Thịnh Lai. Lệ lăn hai hàng trên làn da trắng nõn, đọng lại nơi cằm rồi nhỏ xuống đống tro. Trái tim nàng mách bảo nàng hãy nhảy vào lửa, để được mãi mãi bên Thịnh Lai. Lý trí nàng khuyên nàng nên tiếp tục sống, để bảo vệ hai đứa con, để lãnh đạo nghĩa quân thực hiện tâm nguyện của mình. Nỗi đau nhắc nàng về thù hận:

-Điểu tộc bán chàng cho Dã quốc để đổi lấy bình yên tức là từ giờ triều đình Điểu tộc là kẻ thù của ta! Mối thù này, ta sẽ trả.

Thân anh hùng rồi cũng trở thành tro bụi cả. Lửa cũng tàn rồi. Tử Quỳnh vun tro của Thịnh Lai vào một cái tiểu màu đen bóng. Bốn bên doanh trại bốc cháy. Lửa ngùn ngụt mùi gỗ. Vương Minh đã ra lệnh cho quân sĩ đốt doanh trại. Khói ám vào sương, tro bay lả tả. Tử Quỳnh ôm tiểu bước trong biển lửa, mắt nhìn về phía trước. Nàng đi qua cổng doanh trại đang rực đỏ, tiến về phía ba quân:

-Chàng đi cùng ta nhé… Dưới nền đất doanh trại, ta còn ủ rất nhiều rượu ngon. Sẽ có dịp chúng ta quay lại…

Tử Quỳnh bước lên chiếc xe chở Thần Cơ và Thái Sơn. Vương Minh cưỡi ngựa đi bên cạnh. Tử Quỳnh quay sang hỏi Vương Minh:

-Gia quyến của tướng quân đâu?

Vương Minh nắm chặt cương ngựa, cương nghị nói:

-Ta đã bố trí cho họ rồi! Đàn sói sẽ bảo vệ và chăm sóc cho họ! Ta đi thôi!

Vương Minh phất cờ hiệu báo khởi hành. Đoàn người ngựa phi rất nhanh lẩn vào màn sương. Sương hôm nay giăng dày đặc, che giấu cho đoàn quân tiến đi không lộ dấu vết.

Đoàn quân đi đã nhiều ngày, càng lên phía Bắc, núi càng cao, đường càng hiểm trở. Thái Sơn lên cơn sốt cao, trán nóng rực, hơi thở ngày một yếu. Đi đường xa giữa tiết trời khắc nghiệt vốn dĩ không tốt cho con trẻ, nhất là đứa trẻ đang mang bệnh như Thái Sơn. Tử Quỳnh hàng ngày ôm đứa bé trong tay, vừa thương xót lại vừa không nỡ xa con. Chuyến đi này, nàng còn chưa biết đâu sẽ là nơi nghĩa quân có thể dừng chân. Nếu đưa con theo, tính mạng đứa bé cũng khó giữ mà nghĩa quân cũng không thể di chuyển nhanh được. Nhưng là phụ nữ, sao có thể rời bỏ hai đứa con của mình?

Tử Quỳnh nhìn Thái Sơn đang hôn mê bất tỉnh, rồi lại nhìn sang Thần Cơ vẫn đang ngồi luyện công. Từ hôm phải chạy loạn, Thần Cơ không nhõng nhẽo, lười biếng như mọi ngày mà chăm chỉ rèn luyện. Chứng kiến cái chết của cha mình mà không thể làm gì được, hẳn đã tác động lớn đến tâm trí con bé. Tử Quỳnh lên tiếng hỏi con:

-Thần Cơ! Con sẽ bảo vệ em trai con chứ?

Thần Cơ mở mắt, nhìn mẹ ngạc nhiên:

-Em trai con, đương nhiên con sẽ bảo vệ rồi!

Tử Quỳnh thở dài:

-Mẹ e là không thể đưa hai con theo…

Thần Cơ nhao vào lòng mẹ, ôm chặt:

-Không, con không muốn xa mẹ đâu…

Tử Quỳnh gỡ tay Thần Cơ, nắm lấy đôi vai nhỏ của cô bé, nhìn thẳng vào đôi mắt đỏ hoe chực khóc, nhấn mạnh từng chữ:

-Em trai con đã không chịu được nữa rồi! Phó tướng Vương Minh sẽ đưa hai con đến nương nhờ Trấn Tây phủ. Sau khi ổn định cho nghĩa quân, mẹ sẽ tới đón hai con.

Thần Cơ vẫn tiếp tục đòi:

-Con biết Thần Cơ công pháp, con có thể tự bảo vệ mình, còn có thể giết giặc. Con sẽ không làm vướng chân nghĩa quân đâu.

Tử Quỳnh nghiêm khắc nhìn Thần Cơ:

-Con hứa là sẽ bảo vệ em trai con cơ mà?

Thần Cơ cắn môi, cố nín khóc:

-Nhưng con muốn một cuộc sống bình thường, được ở bên cha mẹ. Nay cha mất rồi… con… con chỉ muốn được như những đứa trẻ khác…

Tử Quỳnh giang tay tát Thần Cơ. Thần Cơ ôm má, nhưng mắt vẫn trân trân nhìn mẹ. Tử Quỳnh trầm giọng xuống:

-Làm con gái nhà họ Chúc vốn dĩ đã không thể bình thường. Sinh ra trong thời loạn, lại càng không thể bình thường. Thế nào là bình thường chứ? Con trai của phó tướng Vương Minh còn bị ông ta bỏ lại rừng Bạch Tùng cùng đàn sói, con nên nhớ mình còn may mắn hơn cậu bé ấy nhiều rồi!

-Thôi đi! – Thần Cơ hét to – Đừng so sánh con với người khác. Được, con hứa với mẹ, con sẽ cùng Thái Sơn đi Trấn Tây phủ. Nhưng con sẽ không bao giờ tham gia bất cứ trận chiến nào, con sẽ không quay lại với nghĩa quân. Người lớn mấy người thích đánh thì đánh, thích giết thì giết, con không quan tâm nữa. Con chỉ quan tâm đến Thái Sơn, rồi con sẽ tìm cho mình một cuộc sống bình thường và yên ổn.

Từng lời nói của đứa con gái lớn khiến Tử Quỳnh rụng rời. Nó còn nhỏ mà đã có suy nghĩ như vậy rồi. Những lời ấy không phải là không chí lý, nhưng khác nào xát muối vào nỗi đau của nàng. Ai không muốn bình yên bên gia đình mình yêu thương chứ, nhưng đâu dễ như vậy. Từ nhỏ, nàng lớn lên với thể năng lượng phượng hoàng, luôn phải đối mặt với cái chết. Trong triều đình, ai ai cũng muốn giết nàng, bởi với thể năng lượng ấy nàng có thể lên ngôi vua bất cứ lúc nào. Cái ngày nàng quyết theo Thịnh Lai và được trút bỏ đi gánh nặng ấy, nàng thấy lòng nhẹ nhõm. Phàm ở đời, vứt bỏ được điều gì là điều may mắn. Nhưng đứa con mình dứt ruột đẻ ra đâu phải muốn vứt bỏ là vứt bỏ được. Nếu Thần Cơ thực sự có thể tìm cho mình một cuộc sống bình thường, yên ổn thì đó là phúc của nó. Nhưng nàng cũng đủ trải đời để hiểu rằng, tài năng và hạnh phúc không thể song hành với nhau. Hai đứa con của nàng, tài năng càng vượt trội thì số phận chúng càng đau khổ. Chẳng phải Thịnh Lai cũng vậy hay sao?

Thái Sơn hấp háy mắt, tay níu lấy váy của Tử Quỳnh, giật giật:

-Mẹ à… con ở một mình được…

Thần Cơ quát luôn:

-Chị sẽ đi với em! Thế thôi!

Tử Quỳnh nuốt nước mắt vào bên trong. Nàng ôm Thái Sơn rồi kéo Thần Cơ vào lòng:

-Mẹ không nỡ xa hai con… Nhưng tình thế không thể khác được. Hai con nghe mẹ dặn, hãy ẩn mình, giấu tài, nếu muốn có cuộc sống an bình. Nếu không thể giấu tài được nữa thì hãy hết mình với tài năng đó, không cần phải bận tâm đến điều tiếng trong thiên hạ. Nghĩa quân ổn định, mẹ sẽ cho người báo tin, lựa chọn quay về với nghĩa quân hay không sẽ là lựa chọn của các con.

Bỗng, một tiếng hét thất thanh vang lên:

-Có bướm đen! Có bướm đen!

Tử Quỳnh vội buông hai con, ló qua ô cửa của xe, nhìn về phía trước.

Từ phía Tây, một đàn bướm đen độ ngàn con đang bay đến, đen kịt một góc trời. Quân Dã quốc đã đuổi đến nơi rồi. Tử Quỳnh hét lên ra lệnh:

-Mau chuẩn bị lửa!

Vương Minh phất cờ lệnh màu đỏ! Mỗi quân sĩ đều đánh lửa, lăm lăm đuốc trên tay. Tử Quỳnh vẫy Vương Minh lại gần xe. Vương Minh phi ngựa đến gần. Nàng nói:

-Ta đã thuyết phục hai đứa! Tướng quân đưa chúng quay trở lại phủ Trấn Tây giúp ta. Không nên đi xe ngựa, dễ gây chú ý. Xe ngựa này cứ để ta điều khiển. Đến thành gần nhất, hãy mua một cỗ xe mới rồi đưa chúng đi giúp ta.

Vương Minh cúi đầu chắp tay, đáp một tiếng “Vâng”. Chàng bế hai đứa trẻ lên lưng ngựa, Thần Cơ ngồi trước, Thái Sơn ngồi giữa. Vương Minh quất ngựa phi về phía Nam, lẩn vào trong sương.

Thái Sơn còn ngoái cổ nhìn lại. Đàn bướm đen đã đến rất gần. Những đuốc lửa huơ huơ sáng lập lòe. Trời đang tối dần, lửa càng sáng hơn. Đàn bướm đen khiến Thái Sơn nhớ đến cái chết của cha mình. Tim cậu bé thắt lại, đau đớn. Lạnh giá và hơi ẩm làm cậu khó thở. Cậu gục lên lưng Thần Cơ. Vương Minh thấy vậy, càng thúc ngựa nhanh hơn. Lúc này, không thể dừng ngựa được nữa rồi.

Vương Minh vừa quất roi, vừa nghĩ: “Nếu bây giờ chạy đến phủ Trấn Tây ngay chưa chắc đã là phương án tốt. Chi bằng tới chỗ của Hoàng Tế Thiên, Thái Sơn vừa có thể được cứu, lại có thể nhờ Tế Thiên đưa hai đứa bé đến phủ Trấn Tây. Phu nhân không thể không có ta lúc này!

Nghĩ vậy, Vương Minh thúc ngựa xuống sườn đông của núi, tìm một quán trọ, vừa để nghỉ ngơi, vừa để hỏi đường. Họ tạt vào một khu thành có tên là Ô Thị. Sở dĩ gọi vậy là bởi nơi đây, quạ được coi như thủy tổ. Người dân trong thành Ô Thị đều thờ quạ bởi họ cho rằng quạ là loài thông minh nhất trong các loài chim và thường dùng quạ để đi do thám. Ô Thị dù là người của Điểu tộc nhưng không hoàn toàn thần phục Điểu vương. Qúy tộc trong Ô Thị đều cho mình thông minh hơn hẳn người Điểu tộc và thường xuyên cười nhạo hoàng thân quốc thích họ Điểu. Ô Thị có thể tự do di chuyển trong Dã quốc và Long tộc nhờ tài buôn bán của họ. Điểu tộc cũng không cấm cản gì họ, mà đôi khi còn mua tin tức từ họ.

Vương Minh chọn vào Ô Thị, có thể nói là lựa chọn liều mạng nhất nhưng đồng thời cũng cẩn trọng nhất. Ở đây, chàng và hai đứa trẻ có thể cải trang làm con buôn, nhập vào thương hội để di chuyển dễ dàng hơn. Đàn quạ do thám của Ô Thị tuy lợi hại, nhưng chẳng qua chỉ được sử dụng cho mục đích tìm kiếm cơ hội kiếm tiền mà thôi. Điểu tộc không thể thu phục Ô Thị, cho thấy Điểu tộc cũng e sợ những thông tin mà Ô Thị biết và quyền lực của họ. Nếu Ô Thị bị bức bách đến đường cùng, nghiêng hẳn sang Dã quốc thì chẳng phải bao thông tin về tình trạng của Điểu tộc sẽ vào tay Dã quốc luôn hay sao. Thế nên, ở lại Ô Thị nghỉ ngơi vài ngày quả thật là một kế hoạch tốt.

Việc đầu tiên khi tới nhà nghỉ đó là phải gọi thày thuốc tới khám bệnh cho Thái Sơn. Ô Thị rất thông minh, nhưng không giỏi nghề thuốc. Họ kê cho Thái Sơn ít thuốc bổ giúp ấm người rồi nhận tiền khám, cắp đít bỏ đi. Vương Minh biết thế nhưng cũng đành chịu. Gây sự ở đây thật chẳng tốt chút nào. Thôi thì cứ mua vài liều thuốc bổ, không chữa khỏi bệnh cũng giúp tăng sức khỏe.

Ba người họ ở lại Ô Thị đã ba ngày. Thái Sơn đã có thể đứng dậy đi đi lại lại khỏi giường. Thần Cơ chăm sóc em rất chu đáo nên Vương Minh cũng không quá bận rộn. Hàng ngày, chàng nhìn lên trời theo dõi hướng bay của những con quạ do thám. Người điều khiển chúng, tức chủ nhân của thành Ô Thị có vẻ đặc biệt quan tâm đến Dã quốc. Cứ mười con quạ ngang qua bầu trời thì có đến bảy con bay sang Dã quốc, chỉ một con đến Điểu tộc và hai con đến Long tộc. Nhìn số lượng quạ trên trời, Vương Minh tự nhủ: “Xem ra không phải Ô Thị không thần phục Điểu tộc. Điểu tộc nuôi những kẻ bất tuân, chẳng phải để làm lợi cho mình hay sao!”

Đột nhiên có tiếng gõ cửa. Vương Minh giật mình. Ai có thể tới tìm chàng ở thành Ô Thị? Đây là nơi chàng không quen biết ai. Vương Minh khoát tay ra hiệu cho Thần Cơ, chỉ xuống gầm giường. Thần Cơ gật đầu rồi đẩy Thái Sơn xuống gầm giường, thì thầm:

-Em không biết đánh nhau, cứ nằm im trong này!

Vương Minh trừng mắt với Thần Cơ, tiếp tục chỉ vào gầm giường. Thần Cơ lắc đầu nguầy nguậy. Cô bé xòe năm ngón tay, một luồng hồng quang rực sáng trên tay cô bé. Vương Minh thở dài lắc đầu.

Tiếng gõ cửa lại vang lên. Vương Minh giả vờ gắt gỏng:

-Làm gì mà vội thế! Tôi đang mặc quần áo!

Vương Minh mở cửa ra. Đứng trước mặt chàng là một chàng thư sinh áo đen, bụi đường bám đầy trên áo, cho thấy chàng ta đã đi một quãng đường dài. Vương Minh vừa kinh ngạc vừa mừng rỡ thốt lên:

-Hoàng…

Chàng thư sinh lắc đầu ra hiệu im lặng, rồi bước đĩnh đạc vào phòng. Vương Minh nhìn quanh xem có ai theo dõi không, sau đó mới đóng cửa lại.

Thái Sơn lúc này mới lồm cồm bò ra từ gầm giường. Thần Cơ vừa đỡ em vừa cười khúc khích vì thấy chú bé khó chịu ra mặt với những vết bẩn bám trên tóc và quần áo.

-Tại sao Thần Y tìm được bọn ta?

Thì ra đó là Thần Y Hoàng Tế Thiên. Hoàng Tế Thiên kể lại:

-Ta nghe tin dữ về Thịnh Lai huynh, vội chạy về rừng Bạch Tùng. Đến nơi, tất cả chỉ là đống tro tàn. Ta nhớ lại lời dặn dò của Thịnh Lai huynh, nên đuổi theo lên hướng Bắc. Ta gặp nghĩa quân đúng lúc đàn bướm đen đang vây kín nghĩa quân. Lửa không thiêu được chúng. Ta đã dùng khí độc xịt vào chúng, chúng mới lăn ra chết như ngả rạ. Nghe lời phu nhân, ta vội đi tìm Vương tướng quân. Đoán rằng với bệnh tình của Thái Sơn, hiện thời ba người chưa thể đến ngay thành Trấn Tây, nên ta quyết định ghé vào Ô Thị để thăm dò tin tức. Ta dò hỏi đám thày thuốc trong thành xem có đứa trẻ nào bị bệnh nặng vô phương cứu chữa không thì được chỉ tới đây.

Vương Minh thở phào:

-Thật may Thần Y không phải gián điệp của Dã quốc hay Điểu tộc, nếu không bọn ta thật chẳng biết trốn đi đâu!

Tế Thiên bật cười rồi nói rất nhanh:

-Ta sẽ đưa hai đứa trẻ đến Trấn Tây phủ. Vương huynh nên đi giúp phu nhân một tay. Từ bỏ thể năng lượng chim, Tử Quỳnh phu nhân vốn dĩ không còn chút sức mạnh nào, nên không biết có thể chống chọi được bao lâu nữa…

Vương Minh gật đầu, nét mặt tươi tỉnh hẳn lên:

-Vậy ta đi luôn!

Vương Minh không nói lời từ biệt nào. Mở cửa chạy vội ra khỏi phòng. Giờ chỉ còn Tế Thiên và hai đứa trẻ. Tế Thiên nhìn hai đứa ngẩn người ra một lúc, lắc đầu chép miệng:

-Thật là… Thoát được đứa con phiền phức, lắm điều của ta thì ta lại phải đi chăm lo cho tận hai đứa trẻ phiền phức, lắm điều không kém.

Thần Cơ bĩu môi bực tức còn Thái Sơn chỉ mỉm cười nhìn Tế Thiên. Cậu bé đủ tinh ý để hiểu rằng Hoàng Tế Thiên chỉ than thở cho vui vậy thôi.

Hà Thủy Nguyên

Đọc các chương của Long Điểu truyện tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/long-dieu-truyen/

 

Home 2017 / page 8

Long Điểu truyện – Chương 2: Sói hú rừng Bạch Tùng

Lúc này là độ vào thu, rừng Bạch Tùng mờ hơi sương bao phủ. Tuy tuyết không rơi nhưng một lớp mù trắng như giải lụa nhẹ tang bủa vây. Lấp ló trong màn sương là những cây tùng vươn thẳng đứng. Màu xanh của tùng vẫn mơn mởn trước lạnh giá dù đang dần vào độ úa tàn.

Ẩn dưới lớp lớp mây mù ấy là quân đoàn bất bại của nghĩa quân Bạch Tùng. Họ đang đốt lửa nướng thịt voi rừng. Con voi vừa săn được trên lãnh thổ Dã quốc, bị xẻ ra thành từng tảng thịt to, tươi rói sắc máu. Chúng  được tẩm rượu ngon để át đi vị hôi tanh. Đầu bếp đang xếp chúng thành một dẫy dài để từng đội quân lính có thể tự nướng trên lò lửa của mình. Rượu  cũng được bầy từng vò, từng vò xếp hàng đều tăm tắp. Từng tốp lính đứng nghiêm chỉnh dõi về chính giữa màn trướng.

Phó tướng Vương Minh tay cầm bát rượu, nâng lên, nhìn khắp ba quân:

-Rượu ngon, thịt tươi, một đời tung hoành không phải quỳ chân mỏi gối chính là cuộc đời thống khoái nhất, phải không các anh em!

Toàn bộ nghĩa quân reo hò ầm ĩ, nhưng vẫn không suy chuyển khỏi vị trí. Vương Minh tiếp lời:

-Ta mời anh em ly rượu này!

Vương Minh nốc cạn chén rượu trên tay. Ba quân cùng trầm hùng vang tiếng ca:

“Chén rượu này

Hòa máu anh hùng

Quất roi ngựa

Bụi mờ biên tái

Chén rượu này

Cạn tim chính nghĩa

Nguyện phơi thây giữa đại ngàn

Thân xác anh hùng hư vô

Tinh thần anh hùng tuyệt đối

Cạn chén thôi

Cạn chén thôi…”

Cùng lúc, cả ngàn quân sĩ dốc cạn chén rượu vào đáy họng. Tiếng lửa cháy bập bùng, gỗ nổ lách tách. Hơi sương thấm lạnh da thịt hòa với hương nồng của rượu và mùi thơm của thịt, tạo thành một dư vị hoàn hảo có thể khích lệ lòng người. Vương Minh đưa mắt nhìn một lượt ba quân, gật đầu cười rồi lui vào trong.

Chàng đi đến lều của Tử Quỳnh phu nhân. Lúc này, phu nhân đang ru hai đứa trẻ ngủ. Tiếng ru của nàng  thủ thỉ, nhẹ nhàng, thỉnh thoảng xen vào tiếng ho của Thái Sơn – đứa con bệnh tật đáng thương mà Chúc Thị Lai và nàng vẫn luôn lo lắng. Vương Minh bình yên đứng chắp tay sau lưng, nhìn lên màn sương mờ ảo. Tiếng ru ấy khiến lòng chàng dịu lại, mọi lo toan và mệt mỏi dường như tan biến. Chàng khe khẽ mỉm cười, rồi thoáng buồn, rồi lại lắc đầu cười.

Tiếng ru đã dừng. Tử Quỳnh phu nhân  vén cửa lều bước ra:

-Đêm đã khuya, tướng quân không về chăm sóc phu nhân, còn đến tìm ta có chuyện gì?

Vương Minh thoáng bối rối rồi lấy lại bình tĩnh, hỏi:

-Ta muốn gặp Chúc huynh bàn chút chuyện, nhưng đi khắp trại cũng không thể tìm được huynh ấy!

Tử Quỳnh mỉm cười nhẹ nhàng:

-Thịnh Lai đến điểm hẹn với đại ca của ta và Long Phi Thiên. Họ lâu ngày không gặp, ắt hẳn là có một trận say sưa điên đảo rồi.

Nghe đến đây Vương Minh biến sắc. Vương Minh thốt lên:

-Nguy rồi!

Tử Quỳnh ngạc nhiên:

-Sao thế?

-Chiều nay, quân thám thính cho ta biết có một bóng đen, có lẽ là hình chim lượn vòng trên Tụ Linh Phong. Ta còn chưa kịp báo lại với Thịnh Lai huynh. E rằng… lành ít dữ nhiều.

Tử Quỳnh nghe xong thất sắc, toan chạy đi tìm phu quân. Vương Minh ngăn lại:

Sức khỏe Thái Sơn không tốt, Hoàng Tế Thiên lại không có ở đây. Phu nhân để ta tới Tụ Linh Phong xem xét. Cai quản doanh trại, mong phu nhân đảm nhiệm thay ta.

Nói đoạn, Vương Minh lắc người, biến thành con sói đen khổng lồ, chạy về phía Tụ Linh phong. Chàng hú một tràng dài, một đàn sói chục con chạy theo chàng.

Tử Quỳnh bối rối đứng chôn chân trên mặt đất, lòng lo trăm mối. Bỗng nhiên, một bàn tay nhỏ nhắn nắm lấy tay nàng, lắc lắc:

-Mẹ, cha gặp chuyện gì sao?

Tử Quỳnh giật mình, Thái Sơn ăn mặc mỏng mảnh đang đứng ngoài lều cùng nàng. Môi thằng bé nhợt nhạt vì lạnh. Tử Quỳnh bế thốc Thái Sơn vào, mắng con:

-Con thật không biết nghe lời! Không được nghe trộm chuyện người lớn, không được giả vờ ngủ, không được ra khỏi lều khi không được phép, nghe chưa?

Thái Sơn chẳng quan tâm đến lời Tử Quỳnh, chỉ tiếp tục nói:

-Con có nghe cha dặn, nếu cha gặp chuyện gì, toàn bộ nghĩa quân phải rút lui lên phía Bắc.

Tử Quỳnh nghe Thái Sơn nói mới giật mình nhớ ra lời Chúc Thịnh Lai dặn nàng và Vương Minh. Nhưng nàng không muốn tin rằng có việc gì xấu có thể xảy ra với chàng. Lời con trẻ cứa sâu vào nỗi sợ của nàng. Nàng sợ chẳng may Thịnh Lai bị bắt thì nàng biết phải làm sao. Nhưng nếu quả thực có chuyện xấu xảy ra với Thịnh Lai mà nàng lại không thể thu xếp ổn thỏa cho nghĩa quân, để cơ đồ của chàng tan tành vì thói đàn bà của mình thì nàng lại không thể chấp nhận được bản thân.Nghĩ vậy, nàng khẽ lay Thần Cơ dậy:

-Con gái, con trông em Thái Sơn nhé, đừng để em chạy lung tung. Mẹ có việc cần làm!

Thần Cơ mơ mơ màng màng, chửa tỉnh cơn ngủ ngon, chỉ đáp gọn lỏn:

-Vâng ạ!

Tử Quỳnh bước nhanh khỏi lều. Thần Cơ đổ gục xuống giường ngủ say sưa tiếp. Thái Sơn nhìn chị, nhăn mặt, trèo lên giường, kéo Thần Cơ dậy:

-Chị, dậy đi…

-Chuyện gì… – Thần Cơ vẫn đang ngái ngủ – Dậy đi, cha gặp chuyện rồi…

Nghe đến đây, Thần Cơ dụi mắt, tỉnh hẳn:

-Tại sao? Như thế nào? Sao em biết?

-Em nghe thấy chú Vương Minh nói với mẹ rằng cha có thể bị phục kích. Em nhớ có lần cha dặn mẹ và chú Vương Minh rằng nếu cha gặp chuyện gì thì phải mau chóng đưa nghĩa quân lên phương Bắc. Em nhắc lại chuyện ấy với mẹ thì mẹ suy nghĩ một hồi rồi chạy đi. Điều đấy cho thấy quả thực cha gặp chuyện xấu rồi.

Thần Cơ lập tức chồm dậy, lấy áo ấm mặc cho Thái Sơn rồi mặc cho mình. Cô bé nói gọn lỏn:

-Chúng ta đi tìm cha!

Thái Sơn gật đầu. Thần Cơ nắm tay em trai chạy ra khỏi lều, lời mẹ dặn trong lúc cô bé mơ mơ màng màng đã bay đâu mất.

Quân lính đang thu xếp doanh trại bận rộn tấp nập, không ai để ý đến hai đứa trẻ đang lén lén lút lút ra khỏi doanh trại. Hai đứa chui qua bờ rào rồi chạy vào rừng tùng.

Đột ngột, một thanh đoản kiếm chìa ra trước mặt :

-Hai ngươi đi đâu ! – Một giọng trẻ con vang lên.

Đứa trẻ con này Thần Cơ và Thái Sơn đều biết. Đó là, con trai của Vương Minh. Chú bé này trạc tuổi Thần Cơ, nhưng thân hình gầy, rắn rỏi, cao hơn hẳn Thần Cơ nửa cái đầu. Thần Cơ trừng mắt :

-Tránh ra !

Chú bé vẫn tiếp tục dí mũi kiếm về phía Thần Cơ :

-Cha ta dặn, tự ý rời khỏi doanh trại, giết không tha !

Thái Sơn nhìn chú bé từ đầu đến chân rồi nói :

-Chẳng phải ngươi cũng đang ở bên ngoài doanh trại đó sao ?

Chú bé lúng túng, chân di di trên đất. Thái Sơn tiếp lời :

-Nếu muốn tìm cha ngươi, chúng ta có thể đi với nhau ! Chẳng phải cha ngươi đang tìm cha ta sao !

Chú bé bĩu môi :

-Kẻ yếu đuối như ngươi thì làm được gì mà cũng đòi đi theo.

Thái Sơn đáp :

-So với kẻ giặc thì dù ngươi có khỏe hơn ta cũng chẳng so được với chúng. Nên khỏe hay yếu bây giờ có quan trọng không ?

Thần Cơ sốt ruột kêu lên :

-Kệ hắn đi ! Thái Sơn, chúng ta đi !

Chú bé đút kiếm vào vỏ, lầm bầm :

-Chạy bộ như các ngươi thì biết bao giờ mới đến chứ !

Đoạn, thằng bé ngửa cổ hú lên một tràng dài. Một toán sói năm con chạy đến. Năm con sói phủ phục dưới chân chú bé. Chú bé trèo lên lưng một con sói rồi chỉ một con khác, bảo :

-Hai ngươi leo lên lưng sói đi !

Thần Cơ nhìn Thái Sơn hỏi ý, Thái Sơn gật đầu. Hai đứa trèo lên lưng sói, theo Vương Lâm hướng về đỉnh Tụ Linh Phong.

Ra khỏi rừng Bạch Tùng, ba đứa trẻ vẫn nấp trong các lùm cây. Trên đường mòn, những đội quân của Dã Quốc mặc giáp đen đang phi ngựa. Tiếng tù và rúc lên từng hồi. Trăng lúc mờ lúc tỏ vì những đám mây đen thoắt ẩn thoắt hiện di chuyển trên bầu trời. Ba đứa nín thở, bám chặt vào cổ sói. Những con sói chạy nhẹ nhàng trên mặt đất. Đàn sói theo dấu quân lính Dã Quốc, chạy về phía Tây cách không xa Tụ Linh Phong.

Các toán quân của Dã Quốc tụ về một khu đất trống. Thịnh Lai đang bị trói ngay chính giữa bãi đất trống trên một cái cọc sắt. Quấn quanh Thịnh Lai là một mớ xích sắt. Một tên mặc giáp trụ đen tuyền đi đi lại lại quanh chàng, gằn giọng cười :

-Một lát nữa thôi, Dã vương sẽ tới… ngươi, kẻ gây rối bấy lâu nay sẽ trở thành vật hiến tế cho thái bình thịnh trị của Dã quốc ta…

Thịnh Lai mắt sáng quắc như con sói bị rơi vào bẫy của bầy linh cẩu. Chàng ngửa mặt cười ha hả :

– Sống có gì đáng để mà vui, chết có gì đáng để mà buồn!

Cả binh đoàn Dã quốc xôn xao tức tối, chửi bới ầm ĩ. Chúng nhao nhao ném đá lên người Thịnh Lai. Những viên đá có góc nhọn khiến chàng chảy máu ròng ròng. Cảnh vật xung quanh nhòa đi trước con mắt của chàng. Tiếng ồn ào chửi bới chen giữa tiếng tiếng cười hể hả đắc ý … tất cả cũng chìm dần vào một cõi vô thanh. Một thuở ngang dọc tung hoành của vị anh hùng dám đập vỡ mọi xiềng xích để tìm kiếm tự do, giờ đây đành ngậm ngùi vì chưa thỏa chí bình sinh.

Đột ngột, một luồng khí tím đen áp xuống bãi đất trống. Đám đông quân lính im bặt. Chúng quỳ xuống :

-Dã vương thiên thu vạn đại !

Ba đứa trẻ kinh ngạc nhìn chằm chằm vào khoảng không. Không có ai tới cả, chỉ có luồng khí tím sẫm. Chẳng lẽ đám lính khi chỉ bái kiến luồng khí ? Từ luồng khí vọng ra tiếng nói :

-Hắn là kẻ chính khí đường đường, sinh lực của hắn rất tốt cho Dã quốc ta… Hahahaha…hahaha…hahahaha…

Một tràng cười man rợ vang lên. Từng nhịp cười lại bật ra một con bướm, chỉ trong chốc lát đã hình thành nên một đàn bướm đen xỉn màu. Cánh bướm bay rợp cả khu đất trống. Đàn bướm bu kín quanh người Thịnh Lai. Chúng hút lấy hút để những vệt máu tứa ra do đá cào rách da gây nên. Tràng cười man rợ vẫn vang lên điên đảo.

Ba đứa trẻ mắt đã nhòe lệ từ lúc nào. Thần Cơ toan mấy lần xông ra nhưng Thái Sơn cản cô bé lại. Chú bé con của Vương Minh gạt nước mắt, thì thầm :

-Đừng ra ! Về căn bản các ngươi không đủ khả năng !

Thái Sơn gật đầu, nước mắt dàn dụa. Vương Minh thì thầm tiếp :

-Ta vừa thấy cha ta nấp ở phía bên kia…

Chú bé hất hàm về phía bụi cây đối diện. Vương Minh quả nhiên đang núp trong tán cây, vẻ mặt không giấu được sự kinh hãi trước đàn bướm đen. Loại bướm đen này Vương Minh chỉ được nghe kể lại trong truyền thuyết, không ngờ chúng có thật và đang bị sử dụng bởi Dã vương. Đây là loài bướm chuyên hút máu và sinh lực. Những ai bị chúng quây, rất nhanh sẽ bị hút cạn máu và toàn bộ sinh lực. Sau đó, người nuôi chúng sẽ hấp thụ năng lượng ấy bằng cách nuốt chửng chúng. Vương Minh vốn định liều chết xông lên cứu Thịnh Lai nhưng khi thấy đàn bướm đen thì tuyệt đối không thể liều mạng. Công lực của Vương Minh vốn không cao, không thể địch lại đàn bướm ma quái. Giờ đây chàng chỉ có thể đợi để đưa xác minh chủ về chôn cất và sắp xếp nghĩa quân rút lui về phía bắc đúng như lời căn dặn của Thịnh Lai.

Thịnh Lai bị cả ngàn con bướm rúc rỉa trên cơ thể, đau đớn vô cùng. Chàng cảm thấy sự sống cứ thế trôi tuột khỏi chàng. Chàng cắn răng, cố không nghĩ về nỗi đau thêm nữa. Chàng tĩnh tâm lai, tập trung lắng nghe tiếng trái tim mình. Tiếng trái tim vẫn đập dù ngày càng yếu đi. Chàng nhớ đến những ngày cưỡi ngựa đạp tuyết trên Đại Sơn. Chàng nhớ hương thơm trên da thịt Tử Quỳnh. Chàng nhớ hai đứa trẻ tuyệt vời đã đến với cuộc đời chàng.

Thu lại sức tàn, chàng cất lên tiếng hát :

“Chén rượu này

Hòa máu anh hùng

Quất roi ngựa

Bụi mờ biên tái

Chén rượu này

Cạn tim chính nghĩa

Nguyện phơi thây giữa đại ngàn

Thân xác anh hùng hư vô

Tinh thần anh hùng tuyệt đối

Cạn chén thôi

Cạn chén thôi…”

Đàn bướm con nào con nấy đã hút no căng. Thịnh Lai gục đầu không còn hơi thở. Đàn bướm đập cánh bay về phía Tây. Tên bặc giáp trụ đen ban nãy đứng cạnh Thịnh Lai thét lên :

-Mau ! Về lại Dã Đô chúng ta sẽ được nuốt bướm đen gia tăng công lực. Nếu không nhanh chân, lũ hèn hạ ở nhà sẽ được hưởng hết đó !

Thế là cả quân đoàn rầm rập chạy đi, bụi bay mù mịt. Chỉ trong một lát, chúng đã đi sạch, để lại mình Chúc Thịnh Lai giữa khoảng đất trống. Máu chàng đã cạn, sinh lực không còn.

Thần Cơ và Thái Sơn nhảy khỏi lưng sói, chạy ra đến ôm chân Thịnh Lai òa khóc. Bao nhiêu nín nhịn, tức tưởi bấy giờ đều tuôn trào không thể kìm nén. Chú bé kia chạy theo, đứng bên cạnh. Vương Minh phi thân ra, kinh ngạc nhìn ba đứa trẻ. Ba đứa đã ở đây từ khi nào mà chàng không hay không biết. Chàng rút kiếm chặt đứt mớ xích cuốn quanh Thịnh Lai. Thịnh Lai đổ gục xuống. Chàng đỡ lấy minh chủ của mình. Thái Sơn và Thần Cơ nhao lên, ôm chặt thân thể Thịnh Lai khóc.

Mắt Thịnh Lai vẫn còn lim dim, môi chàng mấp máy :

– Thân xác.. anh hùng hư… vô. Tinh thần … anh hùng… tuyệt đối ! …Đừng… khóc…

Thịnh Lai nấc lên một tiếng rồi ngừng thở hoàn toàn. Vương Minh ôm lấy hai đứa trẻ, để mặc con trai mình đứng trơ trọi. Thái Sơn gạt nước mắt, nghiến răng :

-Cha… con sẽ thay cha… tiêu diệt Dã vương…

Vừa nói xong, đứa bé ngất lịm đi, chẳng còn biết gì nữa cả. Vương Minh hốt hoảng, cầm tay Thái Sơn lên bắt mạch. Mạch đập rất yếu. Vương Minh sẵng giọng ra lệnh :

-Lâm ! Con đưa công tử về trại gặp Tử Quỳnh phu nhân. Cha và tiểu thư sẽ đưa minh chủ về…

Vương Minh nhìn thân xác Thịnh Lai nằm trong vòng tay của Thần Cơ mà lòng đau như cắt. Chỉ vì một tin tức báo muộn cho minh chủ, chàng đã hại minh chủ. Chỉ vì công pháp của chàng không ra làm sao mà minh chủ phải bỏ mạng. Vương Minh nuốt nước mắt vào bên trong, chàng tự hứa với lòng mình rằng chàng nguyện sẽ dành cả đời để bảo vệ Tử Quỳnh phu nhân và hai đứa trẻ dòng máu nhà họ Chúc.

Khắp bốn bề tiếng sói tru xé rách màn đêm, vừa ghê rợn, vừa não lòng, thành một bản đưa tang hùng tráng. Đàn sói đã biết tin về sự ra đi của sói đầu đàn.

Hà Thủy Nguyên

Đọc các chương của Long Điểu truyện tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/long-dieu-truyen/

 

 

Home 2017 / page 8

Long Điểu truyện – Chương 1: Non cao cao, nước xanh xanh

Nghĩa quân của Chúc Thinh Lai nằm ở khu rừng Bạch Tùng ngay biên giới Tây Bắc của Điểu tộc trên dãy Đại Sơn. Rừng Bạch Tùng nằm lọt thỏm giữa bốn bề núi đá cao chót vót, mây mù giăng kín. Người thường không dám qua lại rừng Bạch Tùng bởi đàn sói lúc nào cũng lẩn quất săn mồi. Đàn sói ấy lại không dám xâm phạm đến trại của nghĩa quân. Người ta đồn rằng Chúc Thịnh Lai từ lâu đã luyện được thể năng lượng sói nhờ vào hàng ngày chống chọi với đàn sói để bảo vệ khu tự trị của mình. Đàn sói nhìn thấy Chúc Thịnh Lai như nhìn thấy sói đầu đàn, đều cúi đầu quy phục.

Nơi đây núi cao tuyết phủ, không thể gieo trồng, nghĩa quân rừng Bạch Tùng thường cùng đàn sói tấn công cướp phá các thành của Dã Quốc, thực phẩm để quân ăn, xác địch để sói ăn. Cứ thế, nghĩa quân ngày càng hùng mạnh, uy danh lừng lẫy. Không ít người đã trèo qua khỏi những bức tường thép đen của Dã Quốc để gia nhập nghĩa quân những mong thoát khỏi cuộc đời nhạt nhẽo ở Dã Quốc.

Chúc Thịnh Lai quy tụ dưới trướng mình không ít nhân tài. Phó tướng của Thịnh Lai là Vương Minh, một bậc anh hùng tuy sức mạnh không lớn nhưng lại được nhiều người kính trọng. Thịnh Lai đánh đông dẹp bắc thì Vương Minh lo phòng bố trại, chăm lo cho nhân lực của nghĩa quân. Bao nhiêu năm nay, người xin gia nhập nghĩa quân không phải ít, gián điệp của Dã quốc, của Điểu tộc tìm mọi cách trà trộn, nhưng chẳng tin tức nào bị lộ ra, tận dụng gián điệp ấy cho công việc của nghĩa quân, đều do Vương Minh lo liệu. Quân sư của Chúc Thịnh Lai là Thần y Hoàng Tế Thiên. Người này y thuật đại tài, nhưng thuật trị lòng người còn xuất sắc hơn. Hoàng Tế Thiên cùng với Vương Minh thuyết phục nhân tài, vừa giúp dân các thành trị bệnh lại vừa thu phục các tướng trấn thành quanh đó tạo thành liên minh.

Rừng Bạch Tùng nằm trong địa phận quản lý của thành Trấn Tây. Trấn thủ thành Trấn Tây là Tướng quân Điểu Tùng. Chúc Thịnh Lai vẫy vùng một cõi, nhưng cũng đủ khôn ngoan để hiểu là, nếu muốn chiến thắng thật sự, không thể dựa vào mỗi bản thân mình. Non sông bờ cõi này không thể do một người âm mưu độc chiếm mà được. Do đó, Thịnh Lai đã sớm kết tình giao hảo với Trấn Tây Tướng quân Điểu Tùng. Tử Quỳnh quận chúa, em gái Điểu Tùng, cũng tâm ý tương thông cùng người anh hùng họ Chúc, nảy nở tình duyên. Nhưng luật của Điểu tộc không cho phép nàng kết hôn cùng Chúc Thịnh Lai, nàng rũ bỏ thân phận quận chúa, vứt bỏ thể năng lượng chim thần của mình, để được ở bên chàng. Đoạn tình duyên của nàng và Thịnh Lai trở thành một giai thoại chấn động Điểu tộc, khiến Điểu Tùng thất thế trong triều đình, bị đẩy ra biên ải làm tướng giữ thành. Nhưng cũng nhờ thế, nghĩa quân Bạch Tùng lại có được thế đỡ vững chắc.

Thịnh Lai và Điểu Tùng thường lấy Tụ Linh Phong làm nơi hẹn gặp, bàn tính chính sự. Trên đỉnh Tụ Linh Phong có một sơn động, nối đi nhiều ngọn núi khác trong vùng, nhờ thế, Điểu Tùng và Thịnh Lai có thể thoát được sự giám sát của Điểu tộc. Tại nơi đây, họ còn thường xuyên gặp nhị hoàng tử của Long tộc là Long Phi Thiên. Long Phi Thiên với thân thủ phi phàm, vân du bốn cõi nhanh như gió nên có thể nắm không ít tin tức. Chàng từ lâu đã nuôi chí thống nhất ba vùng, chấm dứt chiến tranh liên miên. Khi biết về Thịnh Lai, Phi Thiên đã liều mạng vượt qua các tầng phòng bị để xâm nhập vào thành Trấn Tây, bí mật giúp sức cho nghĩa quân Bạch Tùng. Dần dần, chàng kết giao với Điểu Tùng, ngày càng trở nên tâm đắc bởi nhân phẩm và nghĩa khí của tướng quân họ Điểu.

Như  hẹn ước, Phi Thiên tới gặp Điểu Tùng và Thịnh Lai ở Tụ Linh Phong vào ngày trăng tròn nhất. Lần này,  Phi Thiên đến trước. Chàng lặng mình nhìn ngắm quang cảnh hoang sơ. Tụ Linh Phong là nơi núi cao hiểm trở, vách đá dựng đứng, cây to không sống được, chỉ có rêu phong, dương xỉ và lau lách bám đầy. Từ trong hốc đá, một dòng nước trong vắt tuôn trào ra miên viễn xuyên qua mây trắng như ti tỉ ngân châu lấp lánh dưới ánh trăng. Phi Thiên khoác tấm trường bào đỏ, tóc buông lòa xòa bay trong gió, đứng sững trước cửa động dõi ánh mắt ra xa. Phi Thiên bất chợt thở dài:

Giang sơn mỹ lệ này… nếu có thể một ngày yên ổn thì thật tốt biết bao!

Tiếng cười sảng khoái vang lên:

– Long tộc còn người như đệ, Điểu tộc còn người như Điểu Tùng huynh thì lo gì ngày ấy không tới?

Đó là Thịnh Lai. Chàng khoác trên mình chiếc áo khoác lông bạch hổ, tay xách ba vò rượu đi, ra từ sơn động. Thịnh Lai ném vò rượu cho Phi Thiên. Phi Thiên đỡ lấy, tháo nắp. Hơi rượu nồng nàn tràn khắp không gian. Phi Thiên nhắm mắt tận hưởng hương rượu:

-Rượu ngon… nhưng lứa rượu này, người ủ dường như có tâm sự…

Thịnh Lai bật cười:

-Nếm vị rượu, vị thức ăn mà có thể đoán được tâm trạng người nấu thì chỉ có Nhị hoàng tử của Long Phi Thiên mà thôi!

Phi Thiên tiếp lời:

– Rượu này được ủ dưới đất hai năm, bọc bởi gỗ thông thượng hạng trong rừng Bách Tùng, tỉ mỉ, kỹ lưỡng không một tạp chất lẫn vào. Người như vậy trong doanh trại của huynh chỉ có phu nhân Tử Quỳnh mà thôi. Tử Quỳnh phu nhân thanh nhẹ, thoát tục, vốn không ưa hương nồng thế mà nay lại ủ rượu nồng như vậy là cớ làm sao? Là do lúc ủ trùng trùng tâm sự không thể kiềm chế mà ra.

-Thịnh Lai sao lại để em gái ta phiền lòng như vậy? – Đó là tiếng của Điểu Tùng. Điểu Tùng thân cao, vai rộng, giọng nói như chuông.

Trong câu nói của Điểu Tùng vừa có oán trách, vừa bỡn cợt, lại vừa nghiêm túc, khiến người đáp lại thật chẳng biết nên nói thế nào cho phải. Nhưng Thịnh Lai là người thẳng thắn, không có tâm cơ, nên chẳng hiểu được nhiều ẩn ý như thế. Chàng đáp luôn:

-Rượu này là Tử Quỳnh ủ khi Thái Sơn lên ba, nên…

Nói đến đấy, lại đến lượt Thịnh Lai thở dài. Thịnh Lai và Tử Quỳnh có hai người con: một trai, một gái. Gái là Chúc Thần Cơ. Đứa trẻ này đến nay mới bảy tuổi, tư chất hơn người, đã nhanh chóng lĩnh hội hết Thần Cơ công pháp, bộ công pháp tuyệt đỉnh của Thịnh Lai. Trai là Chúc Thái Sơn. Đứa trẻ này tài hoa, thông minh tuyệt đỉnh. Đến nay đã năm tuổi. Mới năm tuổi, Thái Sơn đã đọc hết sách quân sự được Thịnh Lai và Tử Quỳnh lưu giữ trong trại Bạch Tùng. Nhưng hiềm nỗi, Thái Sơn bẩm sinh yếu đuối mà không rõ là bệnh gì, khí lực không đủ để sống sót. Mặc dù Thần y Hoàng Tế Thiên dày công chữa trị nhưng không có tác dụng. Mỗi một năm qua đi, mạng sống của Thái Sơn lại càng như ngàn cân treo sợi tóc. Hai năm gần đây, bệnh tình nặng hơn, đứa trẻ thường xuyên chìm trong cơn mê sảng, không rõ còn có thể kéo dài đến khi nào. Đứa trẻ càng xuất sắc thì người lớn nhìn vào lại càng thấy đau lòng. Điểu Tùng và Phi Thiên thấy Thịnh Lai ngập ngừng, bèn hiểu chuyện, không nói thêm nữa mà lảng sang chuyện khác.

Điểu Tùng quay sang hỏi Phi Thiên:

-Phi Thiên, thời gian qua có sự lạ gì không?

Phi Thiên cao hứng khua tay, vẻ mặt trở nên rạng rỡ:

-Gần đây, đệ thấy Dã quốc và Long tộc cùng nhau truy tìm một người nào đó. Đệ nghe ngóng được đó là hậu kiếp của nữ thần Thanh Nguyệt. Truyền thuyết kể lại rằng nữ thần Thanh Nguyệt là người giữ toàn bộ ký ức của thiên hạ. Nàng ta mất tích hơn hai trăm năm nay, không dấu vết. Cách đây hai năm, nữ thần Thanh Nguyệt dường như tái xuất. Năm đó, vào độ tháng bảy, mặt trăng rực vàng sáng chói khắp tứ phía. Chắc hai huynh còn nhớ thiên tượng này?

Thịnh Lai gật gù:

-Ta có nhớ! Chẳng qua chỉ là dị tượng. Truyền thuyết cũng chỉ là truyền thuyết, sao Dã quốc và Long tộc lại tới mức mù quáng như thế! – Thịnh Lai phì cười.

Điểu Tùng trầm ngâm:

-Không chỉ Long tộc và Dã quốc mà ngay cả Điểu tộc cũng thế. Điểu vương sai người truy tìm nữ thần khắp nơi. Tất cả những đứa trẻ được sinh ra cách đây hai năm đều bị bắt về Điểu kinh, sung vào làm nữ tì để theo dõi. Ngay cả con gái của Chinh nam tướng quân Điểu Thiên Hoàng cũng bị bắt về cung, đích thân Điểu vương ngày ngày giám sát.

Phi Thiên nhếch mép cười khẩy:

-Điểu Thiên Hoàng… cái tên cố chấp ấy… Uổng cho kẻ học rộng tài cao lại khom lưng uốn gối trung thành với Điểu vương. Kẻ như hắn, nếu về với nghĩa quân Bạch Tùng mới thực là hợp lẽ. Vừa rồi, ta cùng Hoàng Tế Thiên đến thành Long Kim của hắn, hắn kênh kiệu đuổi chúng ta đi, thật chẳng ra làm sao!

Điểu Tùng mỉm cười:

-Trước khi đi, Hoàng Tế Thiên đã can đệ không nên thuyết phục hắn nhưng đệ có nghe đâu. Hắn là em trai Điểu vương nhưng trớ trêu thế nào lại cùng có thể năng lượng phượng hoàng như Điểu vương. Ngôi báu đáng lẽ được trao cho hắn, hắn lại nhất quyết không nhận, tự đẩy mình vào thế khó. Hắn, nếu có bất cứ động thái nào bất ổn thì Điểu vương sẽ giết con gái hắn trước rồi đến hắn sau. Đệ đường đường là nhị hoàng tử của Long tộc lại ngang nhiên muốn kết giao với hắn. Hắn mà chấp nhận gặp đệ lúc ấy thì khác nào dồn con gái và bản thân vào tử địa.

Phi Thiên gật gù:

-Ra vậy… Những kẻ có thể phượng hoàng ở Điểu tộc thật chẳng vui vẻ gì!

Thịnh Lai tiếp lời:

-Phu nhân ta là người có thể phượng hoàng, cũng hiểu được cái sự bạc mệnh ấy, nên vứt bỏ đi thể chim làm người bình thường cũng có nuối tiếc gì đâu.

Điểu Tùng trách tiếp:

-Đệ bình thường hành sự cẩn mật, sao lại vì một Điểu Thiên Hoàng mà liều mạng như vậy? Ta chỉ e rằng chúng ta không nên thường xuyên gặp nhau nữa. Trong Điểu tộc, kẻ có khả năng giám sát mọi động tĩnh trong lãnh thổ, hơn cả Trấn Tây phủ của ta, chỉ duy nhất Điểu Thiên Hoàng mà thôi…

Long Phi Thiên ngửa cổ nhìn lên dòng nước trắng phau ào ào đổ dưới ánh trăng trắng bạc trong màn đêm nhung lóng lánh mà không nói gì thêm. Thịnh Lai và Điểu Tùng nhìn nhau, họ nhận ra rằng Phi Thiên đang trùng tru nfg tâm sự. Phi Thiên thở dài rồi hạ giọng nói:

-Phụ vương của đệ sức ngày càng yếu, đang muốn giao lại ngai vị. Phụ vương ra lệnh, trong hai người đệ và vương huynh của mình, ai là người giết được Điểu Thiên Hoàng thì sẽ được giao ngôi báu. Vương huynh của đệ vừa tham vọng, vừa dũng mãnh, lại có tài tiên tri, huynh ấy nhất định sẽ không buông tha cho Điểu Thiên Hoàng. Đệ là muốn đến thuyết phục hắn, để hắn tránh cho mình cái họa sát thân ấy…

-Đệ hành sự quá lỗ mãng rồi … – Điểu Tùng lắc đầu – Điểu Thiên Hoàng là ai chứ? Dũng mãnh, tài trí nhưng cao ngạo, hắn có thể vì sợ vương huynh của đệ mà theo chúng ta sao? Kẻ như hắn, có chết cũng không thay đổi nguyên tắc sống của mình. Chỉ e là hắn bám theo đệ đến rừng Bạch Tùng thì thực nguy lắm!

Điểu Tùng nói dứt lời thì cả ba chìm trong im lặng. Họ uống rượu một cách lặng lẽ. Ai cũng đuổi theo suy nghĩ riêng nhưng suy nghĩ nào cũng hỗn loạn.

Bỗng nhiên, bốn bề vang lên tiếng đàn trầm mặc. Từng thanh âm vang lên đều chứa nội công thâm hậu như trấn áp ba vị tướng quân, có điều, sự trấn áp này vô cùng dễ chịu. Tiếng đàn như đưa ba vị vào một cõi mộng mơ hồ. Tiếng hát của một nam nhân vọng lại giữa bốn bề vách đá va đập:

“Bóng trăng vằng vặc giữa trời

Những lời nguyện ước muôn đời chẳng phai…

 

Phượng hoàng ơi! Phượng Hoàng ơi!

Mau dậy thôi, dậy đi thôi!

Chập chờn bướm lượn trên đồi

Nằm nghe hờ hững tiếng đời dần trôi…

 

Này chốn bồng lai

Này tiên cảnh

Này suối nỉ non

Này bướm dập dềnh

Ngủ vùi chôn hết tâm tình

Sống đời nhàn hạ sao lòng buồn tênh

 

Nhìn kìa biển rộng

Nhìn kìa mây xanh

Nhìn vào đôi mắt long lanh

Ai đem giăng sáng giãi thành lệ tuôn?…”

Khúc ca đưa hồn người bay bổng đeo đuổi theo những giấc mơ yên bình nhất. Đó là nơi Long Phi Thiên được nằm lên phiến đá ven suối cùng tình nhân của mình quấn quít in dấu trên nền rêu ẩm ướt. Đó là nơi Thịnh Lai được cùng với Tử Quỳnh và hai đứa con của mình dong thuyền ngoài biển khơi nơi ánh trăng lóng lánh vỡ trên mặt sóng. Đó là nơi Điểu Tùng được quay mặt vào vách đá để được tĩnh lặng là chính mình, tĩnh lặng đồng nhất mình với vầng nguyệt cô độc.

Điểu Tùng chợt bừng tỉnh:

– “Phượng Hoàng Ca”! Điểu Thiên Hoàng đó, không thể ở đây lâu được nữa rồi!

Tiếng nhạc vẫn tiếp tục xoáy sâu vào tâm trí của ba vị tướng quân. Ba người liền ngồi xuống và vận nội công, không để tiếng nhạc của Điểu Thiên Hoàng làm tiêu tan chí khí của mình như vậy được.

Điểu Thiên Hoàng bay từ trên thác nước xuống, sau lưng chàng là hào quang nước màu trắng ngà của trăng lẫn hơi sương đêm. Vừa bay, chàng vừa gẩy khúc “Phượng Hoàng Ca” với vẻ ung dung tự tại khác thường. Chiếc hoàng bào của chàng phất phơ trong gió, thật đúng là một vị thần tiên xuất thế.

– Ba vị đêm hôm khuya khoắt, vượt trùng trùng bao lớp quân sĩ canh giữ biên giới, khó khăn lắm mới gặp được nhau, có lý nào lại vì tại hạ mà bỏ đi!

Điểu Thiên Hoàng ngưng đàn, hạ xuống cạnh Điểu Tùng, hít một hơi dài:

– Chà… rượu được ướp trong rừng Bạch Tùng, vừa thanh vừa lạnh. Đây là thứ rượu nuôi dưỡng thi hứng, thiết nghĩ ba vị đây thân là đại tướng quân, còn thích thú loại rượu này, cho thấy không hợp với chuyện chinh chiến chút nào.

Điểu Tùng đưa tay mời Thiên Hoàng:

– Vậy chẳng hay tướng quân có nhã hứng với loại rượu thi hứng này chăng?

Điểu Tùng nhìn thẳng vào mắt Điểu Thiên Hoàng. Con người này sắc mặt thường không lộ cảm xúc, nhưng trước lời mời của Điểu Tùng không khỏi có chút ngần ngại.

Chúc Thịnh Lai hào sảng bước lên rót rượu lên chén đưa cho Thiên Hoàng:

– Cảnh thế này, tình thế này, nhạc khúc thì mê đắm dường ấy, có lẽ nào tướng quân lại từ chối tấm lòng của chúng ta.

Long Phi Thiên dường như không quan tâm đến sự có mặt của Điểu Thiên Hoàng, vẫn say sưa ngắm ánh trăng và uống từng hớp trăng nơi đáy rượu.

Điểu Thiên Hoàng trầm giọng xuống:

-Các vị nghĩ rằng những việc mình làm có thể qua được mắt Điểu vương ư? Từ lâu Điểu vương đã sai ta đặc biệt theo dõi Trấn Tây tướng quân rồi!

Thịnh Lai toan vung gươm xông lên nhưng Điểu Tùng cản lại. Long Phi Thiên bấy giờ mới lên tiếng:

-Vậy còn chờ gì nữa mà chưa bắt bọn ta?

Điểu Thiên Hoàng chắp tay, hơi cúi người trước Phi Thiên:

-Thiên Hoàng ta xin cảm tạ Long nhị vương tử đã đoái thương, muốn cứu ta khỏi họa sát thân, nhưng sinh tử có số. Nếu số đã tận chẳng ai thoát được. Ta lại là kẻ không muốn mang nợ ai, đặc biệt là kẻ địch của mình, thế nên Long nhị vương tử không cần quá bận tâm đến ta làm gì.

Phi Thiên bực tức, phủi tay quay ra bên ngoài. Chàng ngước mặt nhìn lên vầng trăng nhưng thực ra là muốn phóng tầm mắt bao quát xem Điểu Thiên Hoàng có giấu mai phục đâu đó hay không.

Điểu Thiên Hoàng lại quay về phía Điểu Tùng và Chúc Thịnh Lai nói tiếp:

-Điểu Vương sớm đã biết mưu đồ của các vị, nhưng ngài vẫn để các vị thoải mái tung hoành ở rừng Bạch Tùng ấy là vì lo lắng sức mạnh của Dã quốc, muốn mượn lực của các vị để kìm hãm Dã quốc. Nhưng móc nối với Long tộc, ngang nhiên chiêu mộ hiền tài thì Điểu vương tuyệt đối không thể chấp nhận!

Điểu Tùng khoát tay ngăn không cho Thiên Hoàng nói tiếp:

– Vậy tướng quân có uống cùng ta chén rượu này hay không?

Thiên Hoàng cười khẩy, không quan tâm đến câu nói nhiều ẩn ý của Điểu Tùng. Chén rượu mời ấy rõ ràng là đưa ra lựa chọn cho chàng: Hoặc chàng cùng hội cùng thuyền với họ, hoặc là tử chiến nơi đây.

-Điểu vương đã có một thỏa thuận với Dã quốc, nếu Điểu tộc giao nộp Chúc Thịnh Lai và gia quyến thì Dã quốc tuyệt đối sẽ không xâm phạm Điểu tộc. Thứ cho ta không thể uống chén rượu này!

Long Phi Thiên cười nhạt:

– Muốn bắt thì bắt, muốn giết thì giết…

Thiên Hoàng ngồi xuống phiến đá gần đó, đặt tay lên phím đàn, ung dung so dây:

– Ta sẽ chơi một bản nhạc, nếu ba vị có thể chạy thoát khỏi tiếng đàn của ta thì ta sẽ buông tha, coi như ta đi chuyến này vô dụng, sẽ bị Điểu vương trách phạt. Ngược lại, nếu khi ta gẩy xong bản nhạc, ai trong ba vị vẫn bị mê đắm trong mộng mị thì đó là do số phận của người ấy không tốt, lúc đó, ta cũng không thể buông tay được nữa.

Tiếng nhạc lại vang lên đầy ma mị, chát chúa như tiếng vó ngựa ngoài sa trường. Lúc này, mỗi dây đàn đều thẫm máu. Khí máu tràn lan trên dòng thác, đổ ra khắp núi rừng. Hơi máu bốc lên mờ đục cả ánh trăng. Tiếng đàn của Thiên Hoàng kích động thú tính bên trong ba vị tướng quân.

Điểu Tùng tung người lên cao, biến thành con đại bàng trắng như tuyết, lượn một vòng trên bầu trời. Sải cánh của đại bàng trắng rộng ra đến đâu thì khí máu tan ra đến đó. Tiếng Điểu Tùng vọng giữa không trung:

– Thịnh Lai, Phi Thiên, hai đệ mau đi theo sải cánh của ta, tiếng nhạc của Thiên Hoàng sẽ không thể xâm phạm được…

Chúc Thịnh Lai hóa thành một con sói trắng, chạy ngay dưới sải cánh của Điểu Tùng. Còn Phi Thiên, chàng ngồi xuống đối diện với Thiên Hoàng:

– Hai huynh hãy đi đi! Đệ không tin là không chế ngự được tiếng đàn!

Điểu Tùng và Thịnh Lai biết tính tình Phi Thiên cố chấp, nhưng cũng là người biến cách bảo toàn mạng sống nên không níu kéo thêm nữa. Càng níu kéo thì càng nguy hiểm, thậm chí cả ba người có thể bị bắt.

Phi Thiên tĩnh thần lại. Tiếng đàn vẫn xoáy sâu vào ngực chàng khiến trái tim như muốn nổ tung. Chàng nghe thấy rõ tiếng đập của trái tim chàng còn lấn át cả tiếng đàn. Chàng nghe thấy cả tiếng mạch máu rần rật chảy và những tế bào va đập vào nhau tí tách.

Thịnh Lai chạy theo vệt cánh của Điểu Tùng ra được khỏi trường âm nhạc của Thiên Hoàng. Điểu Tùng cho rằng đã đến điểm an toàn, liền nói lời từ biệt với Thịnh Lai rồi hướng về phía phủ Trấn Tây bay thẳng. Nhưng có một điều Điểu Tùng không biết đó là tiếng nhạc của Thiên Hoàng luôn tạo ám ảnh với những người vẫn còn nuôi tham vọng. Điểu Tùng sở dĩ bình tâm vượt qua được là do từ lâu chàng đã chán ngán mọi sự, chỉ muốn một mình cô độc trên ngọn cô sơn nào đó nhìn dòng đời trôi qua. Ngược lại, Thịnh Lai vẫn còn chất chứa nhiều tham vọng lắm. Dù đã đi ra khỏi trường âm nhạc nhưng tiếng nhạc vẫn day dứt bên trong tâm trí của Thịnh Lai, thậm chí càng lúc càng rõ mồn một.

Thịnh Lai gầm lên một tiếng vang động núi rừng, lao đi như một con dã thú bị ánh trăng đẫm máu kích động. Sự tỉnh táo và sáng suốt ngoài chiến trận của chàng biến đi đâu mất, giờ chỉ còn một con sói trắng lạc lối giữa rừng sâu.

Một tiếng tù và vang lên. Từ trên cành cao của mỗi cây tùng nhảy xuống một tên thích khách mặc giáp sắt đen, tay cầm chiếc lưới bằng xích, chụp lên Chúc Thịnh Lai. Cơn điên cuồng bị trói trong xích lưới khiến con sói Chúc Thịnh Lai vùng vẫy, xích cứa vào ứa máu, mùi máu lại càng khiến tiếng hú trở nên man rợ.

Điểu Thiên Hoàng đã sắp gẩy xong khúc nhạc. Long Phi Thiên một tay ôm ngực, một tay nắm chắc kiếm đang lảo đảo chống cự. Điểu Thiên Hoàng nét mặt vẫn bình thản, không quan tâm đến xung quanh, cứ như thể như tâm của chàng phẳng lặng tựa hồ nước yên bình. Điều này hoàn toàn trái ngược với thứ âm nhạc mà chàng đang chơi.

Long Phi Thiên không thể chịu đựng được thêm nữa, nếu cứ để Thiên Hoàng chơi xong bản nhạc thì chàng cũng kiệt sức. Còn nếu bây giờ buông xuôi thì thú tính của chàng sẽ trỗi dậy, sẽ mất đi hoàn toàn nhân tính, không còn phân biệt được không thời gian, rất dễ rơi vào bẫy của Thiên Hoàng. Long Phi Thiên gượng hết sức vung thanh kiếm, lao vút về phía Thiên Hoàng. Nhưng kình lực phát ra từ từng phím đàn quá mạnh, Phi Thiên bị bật ngược trở lại. Vừa hay Thiên Hoàng cũng đã gẩy xong bản đàn.

– Ham muốn lớn nhất của ngươi hóa ra không phải là thiên hạ! Ngươi chỉ có một ham muốn ái tình, nhưng nó vô vọng. Chiếm cả thiên hạ chưa chắc là chiếm được trái tim của đàn bà , mà chiếm được trái tim của họ rồi không chắc đã chiếm được tâm trí của họ.

Phi Thiên phẫn nộ múa gươm xông vào Thiên Hoàng:

– Đó không phải là việc của ngươi!

Đường gươm đầy sát khí, những mong muốn đoạt mạng Thiên Hoàng. Thiên Hoàng chỉ né tránh chứ tuyệt nhiên không đánh lại. Tiếng tù và lại rúc lên. Thiên Hoàng và Phi Thiên biến sắc, lùi về hai phía gườm gườm nhau.

– Nếu chúng ta còn đánh nhau tiếp thì Dã Quốc sẽ tấn công đến đây…

Phi Thiên hậm hực, không nói không rằng, hóa thân thành con rồng đỏ, tung người theo thác nước rồi lẩn vào dòng nước thẳm.

Thiêng Hoàng từ trên cao nhìn xuống dưới chân núi. Quân của Dã Quốc đang đổ tới từ hai hướng khác nhau. Thiên Hoàng tự nhủ:

– Nếu ta giao đấu với chúng thì ắt là sẽ bị bại lộ hành tung. Ta phải mau về thành Vũ Cầm, kẻo Long Phi Thiên mà cấp báo với Long tộc, Long tộc cho người tấn công thành lúc ta không có ở đó thì nguy to.

Nghĩ đoạn, Thiên Hoàng tung người lên không trung, biến thành con chim phượng hoàng khắp mình đen tuyền, chỉ riêng đuôi là lấp lánh ánh vàng. Thiên Hoàng bay lẩn vào một quầng mây đen nên Dã Quốc không thể nào phát hiện ra. Ở dưới, tiếng tù và vẫn rúc lên, chắc chắn chúng đang truy đuổi Long Phi Thiên.

Hà Thủy Nguyên

Đọc các chương của Long Điểu truyện tại đây: https://hathuynguyen.com/tag/long-dieu-truyen/