Home Dịch thuật Dịch thơ Chân tâm chi dụng – Trần Thánh Tông

Chân tâm chi dụng – Trần Thánh Tông

Chân tâm được dụng
Sáng suốt lặng lẽ
Không đi không đến
Chẳng bớt chẳng thêm
Được nhiều được ít
Mặc thuận mặc nghịch
Như hạc cưỡi mây
Như tường vững chãi
Nhẹ như cọng lông
Nặng như tảng đá
Tự tại tâm sáng
Vằng vặc lòng trung
Không thể đếm đo,
Chẳng hề lưu dấu
Nay trẫm vì người
Tỏ bày gan ruột

Bản Hán Việt:

Chân tâm chi dụng,
Tinh tinh tịch tịch.
Vô khứ vô lai,
Vô tổn vô ích.
Nhập đại nhập tiểu,
Nhậm thuận nhậm nghịch.
Động như vân hạc,
Tĩnh như tường bích.
Kỳ khinh như mao,
Kỳ trọng như thạch.
Sái sái nhi tịnh,
Khoả khoả nhi xích.
Bất khả đạc lượng,
Toàn vô tung tích.
Kim nhật vị quân,
Phân minh phẫu phách.

“Bhagavad Gita” & Thiền Tông Lý – Trần: Gặp gỡ trên con đường nhập thế

Hindu giáo và Phật giáo đều khởi sinh từ vùng đất Ấn Độ huyền bí với những lễ nghi và pháp tu khác nhau, dẫn đến những triết lý khác nhau. Hindu giáo lan tỏa khắp Ấn Độ và các quốc gia phía Nam của Đông Nam Á truyền bá một đời sống hướng tới sự cao quý linh thiêng, còn Phật giáo theo bước chân hành khất của các nhà sư ghi dấu khắp Đông Nam Á và Đông Á để nhắc nhở con

Cúc hoa – Huyền Quang thiền sư

Trong mỗi bài thơ cúc của Huyền Quang thiền sư đều có những ẩn ngữ Thiền, việc luận giải của người dịch có thể giúp độc giả hiểu rõ hơn, nhưng cũng có thể là cản trở. Do đó, tôi không viết luận giải về những bài thơ này, mong rằng các bạn đọc có thể tùy duyên mà bước vào cõi thiền của Huyền Quang thiền sư. Kỳ 1 Tưởng Hủ ngõ xưa có thông reo Tây Hồ xử sĩ ẩn mai trang Nghĩa

Bhagavad Gita & Đối cảnh vô tâm

Năm 2009, lần đầu tiên tôi được tiếp xúc với kinh văn Ấn Độ ngoài Phật giáo, và đó là một trải nghiệm độc nhất vô nhị mà sau này tôi chẳng thể gặp lại ở bất cứ một tri thức nào khác nữa. Đó là những ngày tôi lưu lạc ở Sài Gòn, đã quyết định bỏ học ở trường Nhân Văn Hà Nội và quyết định đeo đuổi con đường kiếm tiền qua các hoạt động truyền hình và quảng cáo. Dù đắm

Nghịch haiku (Nảy ý khi nghe tin hòa thượng Tuệ Sỹ viên tịch)

Hoa lan cánh chớm quăn Hoà thượng tròn kiếp không chút người Máy vừa restart rồi --- Giẻ rách uế nhọ lem Muỗi nổ banh lách tách tan tành Khói trầm bóng vờn tường --- Bức tường xanh ánh vàng Hứng trôi vội vàng phím máy lag Leo cầu thang mỏi gối --- Máy ảnh lia trăng nhạt Vo ve muỗi động bóng lá lay Xích đu dừng cười toe --- Nến đốt không lửa cháy Ánh đèn giáng hương thăng muỗi né Bừng nóng

“Thiền học Trần Thái Tông” của Nguyễn Đăng Thục, khi dùng triết để luận giải thiền: Mệt!!!

Chúng ta thường ngưỡng mộ những thiền sư thoát tục, mà đôi khi không nhận ra rằng tu đạo khó nhất là ở giữa cuộc đời. Trước khi nước Việt có một ông vua Phật Trần Nhân Tông thì đã có một Trần Thái Tông tinh thông Thiền học và đắc chứng Bát Nhã ngay giữa cõi đời. Tinh thông Thiền không bằng hành Thiền giữa thế gian, nghiên cứu nội điển chẳng bằng ứng dụng được trong cơn li loạn. Trần Thái Tông tu