Home Trên truyền thông Ngạc nhiên với “Điệu nhạc trần gian”

Ngạc nhiên với “Điệu nhạc trần gian”

Khi nhà sách Đông Đô đưa bản thảo Điệu nhạc trần gian (*) nhờ đọc, tôi đã ngạc nhiên. Đó là câu chuyện tưởng tượng pha trộn huyền thoại, dã sử và hình như cả… chưởng nữa! Đến khi gặp tác giả tôi càng ngạc nhiên. Nguyễn Thị Phương Thảo (bút danh Hà Thủy Nguyên) khi viết những dòng đầu tiên cho tác phẩm đầu tay này chỉ mới 14 tuổi.

Điệu nhạc trần gian là tiểu thuyết viết theo lối chương hồi một cách phóng túng. Cuốn tiểu thuyết cuốn hút người đọc theo những bước chân phiêu lãng, những cuộc tình đắm say của những chàng trai, cô gái từ trên trời xuống làm việc thiện, việc nghĩa; chấp nhận những thử thách đến từ cái ác, cái xấu.

Tìm hiểu thêm về Tiểu thuyết “Điệu nhạc trần gian”: https://hathuynguyen.com/tieu-thuyet-dieu-nhac-tran-gian/ 

Tôi không nghĩ là Thảo không bị ảnh hưởng của những gì em đọc. Nhưng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn cảm giác ngạc nhiên khi đọc tiểu thuyết này. Bố cục, lớp lang liền mạch, nhân vật rõ ràng, tả người có dáng, tả cảnh có hình, tả tình có điệu. Cô nữ sinh Hà Nội gốc Nghệ An (học Trường phổ thông cơ sở Marie – Curie, rồi trung học Hồ Xuân Hương) khiến người đọc phải tự hỏi: từ đâu ở độ tuổi của mình em đã thâu nạp được nhiều kiến thức văn chương cổ và biết vận dụng chúng linh hoạt đến vậy? Và trên hết là một óc tưởng tượng kỳ thú.

Vậy tác giả muốn gửi đến mọi người điều gì? Đó là tình yêu. Gia tộc yêu long bị các loài thần long trong đại dương xua đuổi nên căm thù muôn loài trong trời đất. Nhưng tám nàng công chúa tuyệt đẹp của gia tộc yêu long lại đem lòng yêu tám chàng trai tuấn tú trên dương thế. Và tám đứa con ra đời từ cuộc tình này phải trải qua một kiếp khác để được trở lại là mình. Trên hành trình ấy, tình yêu và lòng nhân hậu đã giúp họ chống chọi và chiến thắng bao hiểm nguy, thù địch.

Hiểu như vậy người đọc sẽ đỡ băn khoăn rằng vì sao một học sinh nhỏ tuổi lại viết truyện ma quái, mà không viết những chuyện thực quanh mình. TrongĐiệu nhạc trần gian có một phần tác giả lồng câu chuyện nước Đại Việt xưa, bên cạnh nước Đại Hoàng hư cấu. Nhưng không chỉ có thế. Xin lưu ý hoàn cảnh thôi thúc Thảo cầm bút. Em ham viết, nhưng em còn muốn viết cho bạn bè của mình, và em đã chọn cách viết mình thích mà các bạn cũng thích.

Chuyện là chuyện tiên, ma nhưng đời là đời thực, tình là tình thực. Có thể liên hệ trường hợp Harry Potter. Theo tôi, cái hấp dẫn của Harry Potter là ở chỗ vào thời đại tin học nhưng tác giả đã đưa con người trở lại thế giới phù thủy. Con người càng phát triển về trí tuệ thì càng lo âu về lẽ huyền bí trong sự sinh tồn. Đồng thời cuộc sống nếu mất hết mọi bí ẩn thiêng liêng thì rất đáng chán! Văn học phải chở che con người trong nỗi bí ẩn đó.

Không thể chắc Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ trở thành nhà văn Hà Thủy Nguyên sau cuốn tiểu thuyết đầu tay này (Thảo đang viết một cuốn mới, vẫn là khai thác xứ Đại Hoàng) nhưng tôi tin em đủ “lực” để đi tiếp hướng đi của mình. Tác giả Điệu nhạc trần gian có một vốn từ tiếng Việt khá dồi dào mà ở lứa tuổi em (và có khi nhiều người lớn) lại thiếu hụt.

Phạm Xuân Nguyên (2004)

Bài viết là Lời giới thiệu của Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên dành cho tiểu thuyết đầu tiên của Hà Thủy Nguyên có tên “Điệu nhạc trần gian”. Bài viết mang tính “tiên tri” cho con đường viết của Hà Thủy nguyên. Bài viết này được đăng lại trên báo Tuổi Trẻ Online.

Link báo: https://tuoitre.vn/ngac-nhien-voi-dieu-nhac-tran-gian-62149.htm 

Mưa máu

Thiên hà đỏ thẫm nghiêng tràn rượu Cành cây khô dựng đứng sừng hươu Vạch lên trăng vài đường máu Có những tối cô độc với hoa hồng Tôi viễn cảnh mình giác ngộ nơi nỗi buồn thăm thẳm Gác niềm vui lên gò đống trần ai Tôi đã vắt kiệt tôi mỗi sớm mai Trong khoảnh khắc tỉnh bừng con mắt Rất nhiều phần trong tôi đã đổ tràn như rượu Da thịt tôi cháy bùng dưới dương quang như tên ma cà rồng

Anh hùng luận (6): Ôn Như hầu giữa tuồng ảo hóa

“Cầu thệ thuỷ ngồi trơ cổ độ Quán thu phong đứng rũ tà huy Phong trần đến cả sơn khê Tang thương đến cả hoa kia cỏ này. Tuồng ảo hoá đã bày ra đấy Kiếp phù sinh trông thấy mà đau Trăm năm còn có gì đâu Chẳng qua một nấm cổ khâu xanh rì.” (*) Khúc thơ ấy là lời nàng cung nữ oán thán trong cung, nhưng cũng là lời của thi nhân cảm khái trước cuộc đời bể dâu… Ôn Như

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết  Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân  Ta gần em, mê từ ngón bàn chân  Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão   (Trích "Kỳ nữ") Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi

Nứt

Nứt Đường rạn vỡ Máu rơi không tiếng Trăng loang   Bóng hồn vô niệm Vụt qua Tử sinh khắc điểm Họng súng hà hơi Chuông nguyện hồn không tiếng Còn trăng đã cạn mùa   Tách gãy Bẻ đôi Lòng người vụn Nhân giới đứt đôi Đợi chờ tan nát Bia mộ một phiến trắng mờ   Một người chết lại thêm, rồi sao Một tiếng nổ lại thêm, rồi sao Tim ai vỡ, rồi sao Chuông nguyện hồn vẫn điểm, rồi sao Đời

Cái bi và cảm hứng sử thi trong phim ảnh đại chúng đương đại

Thế kỷ 19 và 20, nhân loại liên tiếp ở trong những cuộc chuyển dịch về tâm thức. Bước ra khỏi thời kỳ Trung cổ, được truyền cảm hứng nhân bản từ các nhà Khai Sáng, con người hướng tới các giá trị bình đẳng. Từ đó, thân phận của những người cùng khổ, những tầng lớp thấp, các bi kịch cá nhân trong đời sống bình thường bắt đầu trở thành đề tài của các tác phẩm nghệ thuật, đặc biệt là trong văn