Home 2016 Tháng Tám

Đi tìm vị thầy, hãy nhìn sao Bắc Đẩu

Tôi viết những dòng này cho ai đó ngoài kia đã, đang và sắp bước đi trên con đường tu tập tâm linh. Chúng ta có thể tạm thống nhất “tu tập tâm linh” là quá trình chúng ta khám phá các chiều khác nhau của chính mình và thực tại, để rồi nhận ra đích thực mình là ai và mình đang hướng tới điều gì. Đến nay, quan điểm “tu tập tâm linh” đã bị bóp méo và làm sai lạc rất nhiều. Điều này giống như việc bạn đang lạc trong rừng giữa đêm tối, cố tìm đường ra, nhưng thấy có kỳ hoa dị thạch, thế là ngó nghiêng tìm kiếm lung tung, trong khi mục đích quan trọng nhất thì quên mất. Việc của bạn là nhìn lên ngôi sao Bắc Đẩu để tìm đường thì bạn chỉ chú tâm vào những thứ màu mè dưới mặt đất.

“Tu tập tâm linh” là một quá trình mang tính bản năng của con người. Tức là,  bất cứ ai đều mong muốn phần tâm hồn mình trở nên đẹp đẽ hơn, mình chạm được phần sâu thẳm nhất bên trong con người mình, và mình có thể kết nối với những điều tốt đẹp. Nếu như ai đó quên đi điều này, họ không còn là người nữa. Họ đã trở thành loài xác sống. Và việc của xác sống là tiêu diệt con người, tìm mọi cách đồng hóa con người. Theo đúng nghĩa của nó, “tu tập tâm linh” là một cách để chống lại xu hướng bị xác sống hóa này, để con người vẫn là con người.

Thế nhưng, bất hạnh thay, trên con đường tu tập, nếu bạn chẳng may bị thu hút bởi mấy thứ kỳ hoa dị thạch, mà quên đi sao Bắc Đẩu thì bạn sẽ  lập tức bị rơi vào ổ xác sống. Sao Bắc Đẩu luôn ở đó không thay đổi, nhưng kỳ hoa dị thạch thì biến hóa khôn lường, rất dễ hấp dẫn những tâm trí còn non nớt và hướng ngoại. Vậy thì, việc quan trọng căn bản trên con đường này,  đó chính là chọn kỳ hoa dị thạch hay sao Bắc Đẩu, hay nói cụ thể hơn, làm sao các bạn có thể tầm sư học đạo một cách đúng đắn, làm sao để chọn cho mình một phương pháp và người thày hướng dẫn đáng tin cậy cho mình? Các bạn hãy quan sát sao Bắc Đẩu trên bầu trời, hãy tìm cho mình một phương pháp, một bậc thầy như sao Bắc Đẩu: luôn trong sáng, luôn ở đó dẫn đường để bạn thoát khỏi đêm đen mù mờ trong khu rừng.

Có rất nhiều phương pháp cũng như có rất nhiều người thầy, làm sao bạn có thể phân biệt được đâu là sao Bắc Đẩu và đâu là kỳ hoa dị thạch?

Hãy để ý những kỳ hoa dị thạch, chúng biến tấu khôn lường, làm cho bạn thấy bị hấp dẫn bởi đủ thứ sắc màu lòe loẹt, hình thù quái đản. Bạn chạy theo chúng đơn giản bởi vì bạn tham: Tham sở hữu quyền năng, tham tiền, tham được nhan sắc, tham được sống lâu, tham danh tiếng, tham được nhiều người yêu mến và nể phục… Để có được tất cả điều ấy, bạn từ bỏ mục đích của mình, từ bỏ tâm hồn mình. Và rồi, càng ngày, bạn sẽ càng hướng ngoại hơn, chạy ra bên ngoài và kết nối với những thứ vật ngoại thân chứ  không kết nối với phần sâu thẳm bên trong con người mình. Và bởi vậy, sau một thời gian chạy theo đủ thứ phương pháp hay vị thày kiểu “kỳ hoa dị thạch”, bạn đích thực sẽ trở thành loài xác sống, dù cho bạn vẫn nói lời hay làm việc tốt, vẫn lải nhải những lời yêu thương.

Cách để nhận biết những phương pháp, những vị thầy có thể sẽ biết chúng ta thành xác sống, đó là: Hãy nhìn vào hành vi cư xử. Phương pháp có thể rất hay, thầy có thể giảng rất thuyết phục, nhưng để xem những lời ấy có thực chất hay không thì nên nhìn vào hành vi cư xử. Hành vi là thứ biểu hiện cho tâm thức của con người. Đa số con người chúng ta đều có hành vi vô thức, dễ bị ngoại cảnh tác động. Trong khi ấy, các phương pháp tu tập tâm linh đều hướng tới việc chúng ta phải có ý thức trong hành vi sao cho có thể chủ động trong thực tại mà chúng ta đang sống. Hành vi của một vị thầy sẽ đưa ta đến con đường xác sống sẽ là người có các hành vi cư xử phản ứng theo môi trường sống, thích kiểm soát tâm trí của chúng ta, hay thường tận dụng năng lượng của chúng ta cho mục đích riêng, chính xác hơn đó là thôi miên chúng ta chứ không muốn chúng ta tự do nhận thức. Sau một thời gian học với những vị thầy như vậy, tính cá nhân của bạn sẽ biến mất, bạn sẽ nói y hệt vốn ngôn ngữ của vị thầy, và rồi bạn trở thành bản sao của vị thầy. Bạn đã bị xác sống cắn như thế đó.

Sao Bắc Đẩu và những người đi theo ánh sao Bắc Đẩu thì khác. Sao Bắc Đẩu đơn thuần là ở một chỗ trên bầu trời, luôn chiếu sáng để dẫn đường. Sao Bắc Đẩu đơn độc không cần ai bên cạnh, không cần ai tung hô, không cần khoe mẽ, không cần kiểm soát. Đó là bậc thầy đích thực. Những người đi theo sao Bắc Đẩu chỉ cần giữ đúng mục đích của mình thì sẽ ngẩng đầu lên và tiến bước. Mọi phương pháp với họ chỉ là cách thức để tránh khỏi mọi đe dọa trong rừng già. Và bởi thế, phương pháp không theo khuôn mẫu. Phương pháp có thể là Thiền định, là Yoga, là Khí công, là sáng tác nghệ thuật, là nghiên cứu khoa học…, bất cứ cách thức nào. Người thật sự nhớ mục đích của mình và nhận ra sao Bắc Đẩu sẽ không bị bám vào phương pháp, và càng không dễ dàng sa vào những cái bẫy lòe loẹt.

Vậy thì, trước khi bước vào con đường tu tập tâm linh, bạn hãy nhớ ra mình thật sự muốn gì? Bạn thật sự muốn khám phá bản thân mình và vũ trụ không? Hay bạn chỉ tham lam điều gì đó nhỏ nhặt? Nếu tham lam điều nhỏ nhặt thì đừng vội dấn bước. Hãy cứ vui vẻ vật lộn với cuộc đời, cho đến khi nào bạn thấy nhu cầu tìm được bản thân là điều thiết yếu.

Nếu đã xác định rõ mục đích, việc của bạn là ngẩng lên trời tìm ngôi sao Bắc Đẩu, ngôi sao sáng nhất, không bao giờ thay đổi. Bạn sẽ gặp nhiều người giống bạn, đi theo sao Bắc Đẩu. Bạn có thể nói chuyện với họ, đi cùng đoàn với họ, nhưng đừng lệ thuộc vào họ cũng đừng bắt chước họ. Hãy cứ nhìn về phía sao Bắc Đẩu. Nếu bạn may mắn, bạn sẽ gặp ngôi sao Bắc Đẩu này đang tại thế. Nếu bạn không may mắn, bạn không sống cùng thời với ngôi sao Bắc Đẩu nào, hãy đọc về cuộc đời của các vị chân sư bậc nhất như Zarathustra, Thích Ca Mâu Ni, Jesus Christ…v…v… Nhắm mắt lại và hình dung về cuộc đời của họ, hành vi của họ, phát ngôn của họ. Thông qua họ, bạn sẽ cảm nhận được sao Bắc Đẩu.

Nếu như ai đó dậy cho bạn các phương pháp để chống lại mọi nguy cơ, như là cách để không bị lừa bởi kỳ hoa dị thạch hay cách để tránh thú dữ…, họ không phải vị thầy của bạn. Họ đơn giản là những người bạn đồng hành. Nếu ai đó cũng dậy bạn phương pháp, nhưng lại choán ngôi của sao Bắc Đẩu, thì kẻ đó là giả mạo, kẻ đó không có động cơ tốt đẹp, kẻ đó sẽ lừa và hủy hoại bạn. Hãy cẩn thận! Hãy kiểm tra kỹ tất cả mọi thông tin, mọi phát ngôn và hành vi của bất kỳ ai tự xưng là “vị thầy”. Có thể rằng, rất nhiều khi, vị thầy chưa chắc đã xưng là “vị thầy”.

Đã đủ cho ngày hôm nay. Một lần nữa, tôi mong bất cứ ai bước đi trên con đường tu tập tâm linh có thể nhìn thấy vị thầy, tức sao Bắc Đẩu. Diễm phúc cho những ai ngẩng đầu lên và nhìn thấy sao Bắc Đẩu.

Hà Thủy Nguyên

Home 2016 Tháng Tám

Thơ Đinh Hùng – Từ tình yêu tuyệt đối đến sự thăng hoa của dục vọng

Ôi cám dỗ! Cả mình em băng tuyết 

Rợn xuân tình lên bộ ngực thanh tân 

Ta gần em, mê từ ngón bàn chân 

Mắt nhắm lại, để lòng nguôi gió bão

 

(Trích “Kỳ nữ”)

Đinh Hùng là hồn thơ mang vẻ đẹp của những cảm xúc, khát vọng nam tính nhất trong số các nhà thơ Việt Nam hiện đại. Là một nhà thơ xuất hiện vào những năm 40 của thế kỷ 20 nhưng có một điều lạ lùng là không thấy tên tuổi của ông được nhắc đến trong “Thi nhân Việt Nam”. Có lẽ Hoài Thanh, Hoài Chân và nhiều nhà phê bình sau này không thể chịu được sự mãnh liệt trong những thang bậc tinh thần của Đinh Hùng. Trong khi các nhà thơ tình thời bấy giờ như Xuân Diệu, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử say sưa với vẻ đẹp của người con gái trần thế thì Đinh Hùng đi tìm một người “kỳ nữ” không bao giờ có thật.

Vẫn là một dạng phức cảm Pigmalion giống Bích Khê, một cảm giác thiếu hụt vì không một người con gái nào ở cõi trần có thể sánh với nàng thơ – “kỳ nữ”, nhưng Đinh Hùng không đi tìm một hình bóng thần thánh, mà ông muốn quay trở về tìm lại trong quá khứ một “người con gái thiên nhiên”. Bởi vậy, mà người ta bắt gặp trong thơ ông rất nhiều những từ như “man rợ”, “man dại”… Theo nhà phê bình văn học Đỗ Lai Thúy, loài người trải qua ba giai đoạn của diễn trình nhân loại:  hoang dã (sauvagerie – sự mông muội), man dã (barbarie – thời dã man, nhưng nhiều người hiểu nhầm từ này theo nghĩa tàn bạo) và văn minh (civilization). Cái thời mà Đinh Hùng mong muốn được quay trở về chính là thời man dã, khi con người vẫn vừa có vẻ đẹp của sự hồn nhiên tựa muôn loài, lại vừa có chiều sâu thần bí mà thời văn minh với sự phát triển của vật chất đã làm lu mờ.

“Chúng tôi gặp nhau bên dòng suối ngọt

Làm đôi người cô độc thuở sơ khai

Nàng bâng khuâng đốt lửa những đêm dài

Ta từng buổi bơ vơ tìm bộ lạc

Nàng là Gái Muôn Đời không đổi khác

Bộ ngực tròn nuôi cuộc sống đương xuân

Ta đến đây làm chủ hội phong trần

Lấy hoa lá kết nên Tình Thái Cổ”

 

Đinh Hùng là một người khao khát sự tuyệt đối. Người ta không gặp trong thơ ông những cảm xúc nhàn nhạt của những mối tình “thoa son phấn”. Có lẽ, trong cõi người văn minh không có nổi một người con gái nào có thể thỏa mãn được sự mãnh liệt của ông. Cũng có lần, ông quay “bỏ thiên nhiên huyền bí”, tìm đến nơi“đô thị”, thăm lại “người con gái ngày xưa”… để rồi thất vọng:

“Ta cười mỉm, bỗng thấy nàng che mặt, 

Ta giơ tay, nàng khiếp sợ lùi xa, 

Ta điên rồ, đau đớn, xót xa. 

Trong cô độc, thấy tình thương cũng mất.”

Và trước khi “ghì chết” cái “xác thịt như hoa” của người con gái “kiều diễm nhất”, ông chán nản thốt lên: “Lạc thiên nhiên đến cả bọn đàn bà”. Sự tuyệt vọng với những người đàn bà đô thị có lần khiến ông gặp “ác mộng”,  đánh thức trong ông tàng thức của một kẻ bạo chúa.

“Ta quên hết! Ta sẽ làm Bạo Chúa,

Sống nghìn năm ngự trị một lòng em.

Cuộc ân tình ghê rợn suốt muôn đêm

Nào ai tiếc thương gì thân mỹ nữ!”

Hay đôi khi, ông thể hiện cơn cuồng vọng như một kẻ hành lạc bạo dâm:

Ta đã muốn trở nên người vô đạo.

Tất cả em đều bắt ta khổ não,

Và oán hờn căm giận tới đau thương.

Và yêu say, mê mệt tới hung cuồng,

Và khát vọng đến vô tình, vô giác.

Sự mãnh liệt trong cảm xúc của Đinh Hùng được đẩy cao lên khi đặt trong không gian của cái chết. Không những muốn giày vò, muốn giết chóc mà Đinh Hùng còn mong muốn sở hữu cả linh hồn của người con gái dưới mộ. Bài thơ “Gửi người dưới mộ” của ông khiến cho mọi độc giả thấy “rợn mình”. Cuộc đời của ông bị ám ảnh bởi cái chết của những bậc tài nữ như chị gái và người yêu. Không chắc rằng khi còn sống những người đàn bà đẹp ấy có thể thỏa mãn được thẩm mỹ tuyệt đối của ông, nhưng rõ ràng rằng khi chỉ là bóng ma, họ mới có thể quay trở về trạng thái của “Gái Muôn Đời”:

Ta gởi bài thơ anh linh,

Hỏi người trong mộ có rùng mình ?

Nắm xương khô lạnh còn ân ái ?

Bộ ngực bi thương vẫn rợn tình ?

Một ám ảnh nữa thường gặp trong thơ Đinh Hùng chính là ngày tận thế. Khi đối mặt với ngày cuối cùng, có lẽ con người sẽ mạnh dạn hơn bóc đi những lớp mặt nạ được tô trát suốt biết bao nhiêu kiếp. Có lẽ bởi vậy mà ông luôn mơ đến sự giao hòa của “Anh” và “Em” trong một ngày tận thế, cái ngày mà Trái Đất này tan biến vào hư không:

Anh sẽ tìm em chiều nào tận thế

Khi những sầu thương cất cánh xa bay

Khi những giận hờn, khi những mê say

Khi tất cả hiện nguyên hình ảo mộng

Sự giao hòa vào lúc này đã vượt qua sự giao hòa của thể xác mà đạt tới trạng thái đồng nguyên của linh hồn. Dường như Đinh Hùng không đi tìm đơn thuần một người con gái, mà ở ông là khát vọng được hòa nhập với vũ trụ, với thế lực tối thượng.

Anh sẽ tìm em như một hành tinh, 

Mặc trái đất sắp tan vào mộng ảo.

Phất tay áo, tìm bắt hương Hồ Điệp

ta thoát hồn về nhập xác em xưa

trong giấc mộng hai lần giai nhân đẹp

cùng một đêm biến ảo trăng xuân thu

đây bài hát đã đi qua tiền kiếp

giữa tơ đàn xao động cánh hư vô

Con người đi tìm một nửa của mình bởi luôn thấy một cảm giác thiếu hụt không thể lấp đầy, cho dù có đắm chìm trong thú vui xác thịt. Nhưng suy cho cùng, những thú vui ấy không thể nào thỏa mãn những người thật sự mạnh mẽ đi tìm một cái gì đó tuyệt đối. Những kẻ yếu đuối sẽ tự ru ngủ mình trong thú vui trần thế và thấy an lòng, nhưng với một hồn thơ rộng lớn như Đinh Hùng, ông không thể nào thỏa mãn được. Có lẽ bởi vậy mà “người con gái thiên nhiên” trong thơ ông không có một dáng hình cụ thể, không có những hành động cụ thể và không thể nào nắm bắt, vì người con gái ấy chỉ có trong thế giới huyền bí của tâm linh, là sự hình tượng hóa của một thế lực miên viễn có thể lấp đầy trạng thái thiếu thốn của mỗi con người. Cho dù Đinh Hùng có ý thức được hay không thì người ta cũng tìm thấy trong thơ ông sự thăng hoa của dục tính thành một nguồn năng lượng thiêng liêng cao cả.

Hà Thủy Nguyên

Các bạn có thể mua tập thơ Mê Hồn Ca của Đinh Hùng trên Hang Cáo: https://hangcao.info/shop/van-chuong/me-hon-ca/

 

Home 2016 Tháng Tám

“Câu chuyện vô hình” – Sự trỗi dậy của Con Người cá nhân

Hamvas Béla (1897-1968) là nhà văn, nhà triết học tâm linh lớn nhất của Hungary thế kỷ 20. Hamvas Béla cùng Kerény Káoroly thành lập nhóm Đảo, một liên minh tinh thần tiếp nối truyền thống Hy Lạp cổ và thu hút được nhiều tên tuổi lớn của Hungary lúc bấy giờ. Nhưng sau ấn phẩm gồm ba tập (1935-1936), nhóm Đảo tan rã. Trong thế chiến thứ II, ông hoàn thành tập tiểu luận “Câu chuyện vô hình” (1943) khi còn đang ở ngoài chiến trận. Sau chiến tranh, Hungary sát nhập vào Liên bang Xô Viết, ông cùng Szabó Lajos và Tábor Béla thành lập nhóm tri thức cấp tiến được gọi là “Những buổi trao đổi thứ năm hằng tuần” nhằm tìm hiểu toàn bộ các vấn đề tinh thần thời đại. Mặc dù lại tiếp tục thu hút được nhiều tên tuổi lớn, nhưng đến năm 1948, tác phẩm “Cách mạng trong nghệ thuật” của ông viết chung với vợ đã bị đình chỉ vì lý do chính trị. Từ đó, ông bị tước tất cả quyền biên tập, viết và xuất bản, trở thành đối tượng theo dõi của chính quyền

Đây là bài viết kỷ niệm 117 năm ngày sinh của Hamvas Bela (23/3/1897 – 23/3/2014)

———

“Câu chuyện vô hình”  , với tôi, là tập tiểu luận vĩ đại về sự trỗi dậy của Con người cá nhân. Ở trong tập tiểu luận này, chúng ta không  thấy sự trỗi dậy của những cái Tôi dị biệt với những nổi loạn kỳ quái. Đây là sự nổi dậy của những tên khổng lồ đầy quyền lực khỏi cơn lũ đám đông đang tiêu diệt nhân loại. Hơn cả thế, cũng trong tác phẩm này, Hamvas Béla luận bàn về con đường của một linh hồn cần làm để quay về với vị trí thống trị của mình.

Chuyển dịch Kỷ nguyên Song Ngư sang Kỷ nguyên Bảo Bình

Mở đầu tập tiểu luận, Hamvas Bela viết về “Kỷ nguyên Bảo Bình”. Đây là một khái niệm chiêm tinh học. Nhiều nhà chiêm tinh học cho rằng Kỷ nguyên Bảo Bình bắt đầu từ quãng những năm 1960, đó là khi điểm xuân phân (ở Bắc Bán cầu) nằm ở chòm sao Bảo Bình. Qúa trình điểm xuân phân nằm ở mỗi chòm sao được gọi là “aion”, có nghĩa là tháng vũ trụ và kéo dài từ 2000 đến 2500 năm, tức là khi điểm xuân phân đi hết 12 chòm sao Hoàng đạo, Trái Đất đã trải qua 26.000 năm. Trước Kỷ nguyên Bảo Bình, chúng ta đã ở trong Kỷ nguyên Song Ngư – kỷ nguyên của niềm tin tập thể.

Nếu bạn lấy thời điểm hiện nay trừ đi hơn 2000 năm trước, bạn sẽ thấy những sự kiện vĩ đại tôn vinh thần tượng của đám đông. Điển hình là sự xuất hiện của chúa Jesus. Jesus Christ là một vị thánh độc đạo, nhưng con đường của ngài đã lôi kéo một đám đông vô thức chạy theo mà không được phép hoài nghi bất cứ điều gì. Con đường ấy đã trở thành con đường của tín đồ. Một trường hợp tương tự diễn ra trước đó 500 năm ở Ấn Độ là sự ra đời của Phật giáo. Trong những tôn giáo ấy, các phẩm chất của con người cá nhân bị tiêu diệt, thay vào đó là các giá trị chung được ấn định của giáo đoàn và niềm tin mù quáng được hình thành. Rồi sau đó là Hồi giáo tiếp tục chiếm lĩnh vùng Trung Cận Đông và bắt đầu xây dựng tôn giáo của đám đông cuồng tín. Nhưng ở thời kỳ đầu này, các đức hạnh cao đẹp của Thượng Đế ẩn tàng trong con người vẫn giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt “bầy con chiên” và giữ con chiên trong cái khung của đạo đức. Và theo thời gian, điểm xuân phân dần dịch chuyển về phía bên kia của chòm Song Ngư, đám đông không còn chịu sự trói buộc của đức hạnh nữa mà bắt đầu nổi loạn. Sự lên ngôi của chủ nghĩa duy vật, của các phong trào đấu tranh trong suốt thế kỷ 19 và 20 là những gì có thể mường tượng về đám đông ở giai đoạn cuối của thế kỷ 20. Hamvas Bela đã bình luận về giai đoạn cuối này như sau: “Vô thức lên trên và ý thức xuống dưới. Tri thức không ở trên mà là bản năng, không phải ánh sáng mà là địa ngục, không phải thứ phát triển mà là thứ thấp kém, không phải trật tự và sự tử tế mà là sự hỗn loạn và dục vọng. Không phải thứ tư duy có ý thức mà là một thứ cặn bã và thần tượng”.

Giải thích cho hiện tượng “mông muội hóa” này, Hamvas Bela cho rằng ở cuối mỗi thời kỳ, con người cá nhân bị tan vào biển đám đông vô thức, và đó là biểu hiện của sự mông muội. Ông có một sự phân biệt rõ ràng giữa người cổ đại và người nguyên thủy. Người nguyên thủy là những dạng sống trong sự dã man và tối tăm, người cổ đại không nhất thiết là người nguyên thủy. Người nguyên thủy với Hamvas Bela, là những cặn bã của quá trình mông muội hóa, những cá nhân tan chìm trong cơn hồng thủy vô thức, còn rơi rớt lại đến ngày nay.  Vậy quá trình mông muội hóa là như thế nào? Hamvas Bela sử dụng hình tượng của quá trình này là não thì ở dưới bụng còn dạ dày thì leo lên trên đầu. Đó là những gì ta đang thấy ở các tôn giáo và xã hội thế kỷ 20. Ở các tôn giáo, ý tưởng về  một cõi cực lạc sung túc đang lấn át mọi giá trị thiêng liêng. Ở xã hội, giá trị vật chất của cơm ăn áo mặc đang vùi dập tinh thần. Ở trong phim ảnh của Holywood, ta có thể thấy nỗi lo sợ ám ảnh trong câu chuyện về bệnh dịch Zombie (tử thi), được mô tả như đám đông bị rút cạn linh hồn, bị thu hút bởi tiếng động và ăn thịt sống. Đó là sự điển hình hóa cho lời tiên đoán về đám đông mông muội cuối kỷ nguyên Song Ngư.

“Thiên thần, nếu sống trên trời là thần linh, nhưng nếu rơi xuống đất, biến thành quỷ. Thiên thần không tỏa ánh sáng nữa, và lửa của thiên thần biến thành núi lửa. Vô thức ở dưới, nổi lên trên sẽ biến thành ma quỷ, giống như ý thức rơi xuống dưới”. Khi Hamvas Bela viết câu này, tôi cho rằng ông muốn ám chỉ đến Satan. Satan vốn là thiên thần Lucifer, cái tên “Lucifer” có nghĩa là “thiên thần ánh sáng”. Sự nổi dậy của Lucifer khi ở Thiên Đường là một ý tưởng bất tuân của cá nhân muốn thoát khỏi sự áp đặt của toàn thế, là đại diện cho ý tưởng về ý chí tự do của chính con người. Lucifer bị đuổi  khỏi Thiên Đường, trí tuệ bị ném vào địa ngục, bộ não bị đẩy xuống vị trí của dạ dày. Và trong suốt kỷ nguyên Song Ngư, Satan với trí tuệ đen tối từ địa ngục, chống lại Thượng Đế: “Bộ óc nổi loạn độc ác không khác gì cái ruột suy nghĩ. Cũng ma quái y như một cái cây rễ hướng lên trên và cành cắm xuống đất. Thiên thần bị tròng ách vào cổ cần phải biến thành quỷ sứ…” Chúng ta, với nhạc Rock, ma túy, sự cuồng loạn, các hành vi biến thái và bạo lực… đang tôn thờ Satan, tôn thờ ánh sáng bị chìm trong bóng tối, tôn thờ sự nổi dậy của vô thức, của các lý tưởng về bình đẳng. Và đó là những gì chúng ta gọi là giải phóng của thế kỷ 19,20. Tất cả chúng ta “tan vào thành một linh hồn duy nhất trong đám đông”. Đây là những mô tả của Hamvas Bela về dám đông và vô thức tập thể: “Trong trạng thái tập thể, con người tin vào một cái gì đấy, mà bản thân nó không tin,chỉ tin một cách chung chung. Con người không là một thực thể cá nhân, nó đồn hóa nó với một cái gì đấy bằng quan điểm, bằng cảm xúc, bằng hành động, có thể đồng hóa với một vật gì đấy, hoặc có thể đồng hóa với người khác”. Nếu ai đã từng tìm hiểu về chiêm tinh sẽ nhận ra những đặc tính tiêu cực của Song Ngư ở trong đoạn mô tả này. Đó là Con người tập thể trong suốt hơn 2000 năm qua, con người của những niềm tin mù quáng (nếu có khác nhau, chỉ là các đối tượng của niềm tin).

Nguyên nhân khiến con người cứ dần tan vào đám đông đó là trạng thái “tâm lý Vi mô”. Tâm lý Vĩ mô được Hamvas Bela định nghĩa như một dạng “linh hồn hoàn toàn, mà sự nỗ lực,bản chất, mục đích, và bản năng của nó để ngày càng hoàn toàn hơn”. Còn tâm lý Vi mô là “linh hồn đứt đoạn, bản năng của nó khiến nó ngày càng bé nhỏ, thiếu hụt và trống rỗng dần. Sự hoàn hảo tinh thần của con người đó là “một linh hồn, trong đó có tất cả mọi cái cần cho nó, sự hoàn hảo, không thiếu hụt, về mọi mặt đầy đủ và hoàn chỉnh, nơi những giác quan, tri thức, tinh thần, trí tưởng tượng trực giác và tất cả những cái khác họp nhau hài hòa, tất nhiên đấy chỉ có thể là Thượng Đế”. Dù cho không thể hoàn hảo như Thượng đế, nhưng tâm lý vĩ mô ở con người dẫn dắt con người đến với Thượng Đế, và chỉ trên con đường ấy, linh hồn của chúng ta không bị xé vụn vào các đối tượng nhỏ hơn như đời sống vật chất và tôn thờ những thứ quái đản. Tâm lý Vi mô được tạo ra bởi con người không còn mong ước hoàn hảo nữa, mà hướng tinh thần mình tới những đối tượng thấp kém. Ở đây, Hamvas Bela đặc biệt nhấn mạnh đến thuyết Vật linh và tôn thờ vật tổ. Vật tổ có thể là huy hiệu, ký hiệu chung, huy chương… Thuyết vật linh có nghĩa là “con người mông muội gán linh hồn cho đồ vật, hiện tượng hay công cụ..”. Những đồ vật ấy không có linh hồn, mà chỉ là những mẩu linh hồn nhỏ bé rơi vào đồ vật, sự kiện. Và cả hai hiện tượng này đều khiến “ý thức cá nhân rơi vào sự mờ mịt, tính tập thể nổi trội lên và bao hàm”, khiến “sự vô thức hoàn toàn thay thế bản thân cái linh hồn bé nhỏ chìm trong tăm tối, và nhầm lẫn bản thân mình với các sự vật khác”.

Nếu ở đầu kỷ nguyên Song Ngư, con người chỉ bị rơi vào niềm tin tập thể thì vào những giai đoạn cuối, con người đi vào thời kỳ cặn bã bằng tôn thờ chủ nghĩa duy vật. Hamvas Bela không lập luận dựa trên khoa học thực nghiệm, nền tảng của ông là truyền thống cổ xưa của phương Tây lẫn phương Đông. Ông nhắc lại những nhận định về bản chất của vật chất do Franz Baader đưa ra, và những nhận định này lại trùng với truyền thống cổ xưa. “Vậ chất xuất hiện từ hậu quả của những tàn tích đổ vỡ phân tán hỗn loạn của vũ trụ bởi những tai họa lớn trên thế giới. Ông nói, trong vũ trụ có một thiên thể duy nhất là Sirius Beta, một ngôi sao đã nguội và tắt, không ánh sáng, không nhiệt độ, một cơ thể bất động, từ đấy các nguyên tử tràn ra, chồng chất lên nhau yên nghỉ trong hỗn loạn, như trên một gò đống vĩ đại. Đấy là Sirius Beta, vật chất đầu tiên”. Và vật chất hoàn toàn khác với thiên nhiên. Thiên nhiên “là một phần khả năng tâm linh của tinh thần vũ trụ”, “tinh thần sáng tạo ra thế giới tập trung lại ở các tụ điểm như các thiên thể, Mặt Trời, các hành tinh và tất cả sự sáng tạo này trong từng phần và toàn bộ”. Một cách diễn giải thể hiện sự tương tác giữa vật chất và thiên nhiên rất thú vị, đó là: “vật chất là phân của thiên nhiên”. Chủ nghĩa duy vật cho rằng vật chất cấu thành nên vạn vật, con người, thiên nhiên… không gì khác hơn là tổ hợp vật chất. Và thế là bắt đầu của dục vọng, của phá hủy, của sự quỳ gối trước giá trị vật chất. Chủ nghĩa duy vật và đám đông tôn thờ nó, cùng với những lập luận chua cay của Hamvas Bela, lại một lần nữa khiến tôi nghĩ đến bệnh dịch Zombie của điện ảnh Holywood, một đám đông cặn bã trong tột cùng mông muội.

Tranh Luis Royo
Tranh Luis Royo

Những người theo chủ nghĩa duy tâm luôn đề cao ý tưởng. Plato cho rằng thế giới được kiến tạo bởi các ý tưởng, nhưng khi phản chiếu lên vật chất, thì thế giới không thể hoàn hảo như ý tưởng. Quyền lực của vật chất được gọi là “evestrum”. “Ý tưởng là một hình ảnh nâng lên còn evestrum thì lôi xuống và mạt sát. Ý tưởng thì thanh tẩy và sáng láng, còn evestrum tăm tối và bẩn thỉu. Người nào sống hướng về thế giới của các ý tưởng, người đó thanh lịch, tấn tới, ngày càng hài hòa, hiểu biết, sâu sắc và thông thái hơn. Ý tưởng là chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho tâm lý Vĩ mô.” Và đó là chuyển dịch lớn trong những năm tháng này. Con người bắt đầu chuyển từ evestrum lên thế giới ý tưởng. Đó là ý nghĩa của chòm sao Bảo Bình. Chòm Bảo Bình là đại diện cho ý tưởng, khai sáng và tính cá nhân. Kỷ nguyên Bảo Bình, là kỷ nguyên của Con người cá nhân, trỗi dậy từ biển vô thức.

Sự trỗi dậy của Con người cá nhân

Hamvas Bela viết về những Con người cá nhân như một giống người mới, giống  người thứ 6, “đơn độc, họ nổi lên như những thực thể khác thường, phi lý, những người không chỉ không thể hòa nhập với môi trường và thế giới của họ, mà những điều đó còn không có chút xúc tác nào cơ bản với họ”. Đây là một bí ẩn mang tính lịch sử, chưa ai có thể giải thích, và đám đông lại càng không thể hiểu. Với đám đông, giống người thứ 6 là một dạng dị biệt cần bị tiêu diệt, hay như Albert Camus sau này đã tự gọi bằng một thuật ngữ “người lạ”. (Không rõ Albert Camus thời ấy có đọc Hamvas Bela không, hay đúng như Hamvas Bela đã cảm nhận rằng “ý tưởng này nằm trong bầu khí quyển bí hiểm của Thượng Đế”). Đám đông luôn đánh hơi thấy những người thuộc giống loài này và tìm mọi cách tra tấn, hành hạ, tiêu diệt. Những người đầu tiên của giống loài này đã bị tống vào trại tâm thần, chìm đắm trong nghiện ngập, thậm chí là tự tử. Đám đông, evestrum càng xuống thấp, càng ép giống loài này đến tuyệt diệt. Nhưng họ không tuyệt diệt, bằng cách nào đó, họ đã nghe thấy nhau và biết rằng mình không đơn độc, và bắt đầu hình thành những cộng đồng. Cuộc giao tranh không còn bằng vũ khí nữa mà bằng những lựa chọn: hoặc gia nhập đám đông vô thức, hoặc trỗi dậy và vươn tới thế giới ý tưởng, vươn tới sự Vĩ mô của Thượng Đế, lựa chọn giữa bản năng thú vật và bản năng linh hồn. Đó là cuộc chiến trong giai đoạn chuyển giao, với những người đi đầu như Nieztches, Kierkegaad,.. rất nhiều những “người lạ” khác giống như Hamvas Bela.

Không ai có thể nói trước được các đặc tính của giống loài thứ 6, chỉ có thể biết rằng đó là những “Con người Cổ đại” đã vượt qua cơn đại hồng thủy của đám đông và vươn lên. Con người Cổ đại này là thực thể bất diệt đến từ Thượng Đế, là “thể thống nhất thiên nhiên – tinh thần – linh hồn, và những ý tưởng được chọn lựa, những đặc trưng phản chiếu từ các sức mạnh siêu nhiên điều khiển sự tồn tại của nó”. Ta chỉ có thể mường tự về giống người thứ 6 như thực thể vĩnh hằng này và hơn thế nữa.

Con người Cổ đại là bản chất sâu kín nhất của con người, và ở giống loài thứ 6, con người này được hé lộ. Trong chương “Wordsworth hay triết học xanh”, “Poseidon” và “Bản giao hưởng số VII của Beethoven và không gian siêu hình âm nhạc” là những chương đẹp nhất mô tả thực thể vĩnh hằng này. Hamvas Bela gọi thực thể vĩnh hằng, linh hồn đầu tiên, bằng cái tên: “Titan” – “chỉ MỘT. Sâu vô tận, đơn giản vô tận, câm lặng, tối sẫm, vô cùng bình thản và cô đơn tuyệt đối” và “thiên nhiên là thế giới cao nhất, thứ nó có thể được”. Thiên nhiên không nằm bên ngoài Titan, mà nằm ngay bên trong, hòa làm một, không phân chia giới tính, là phần vô hình. Và Hamvas Bela nói: “Thật ra trong cái vô hình, tất cả đều gắn bó với nhau”.

LINH HỒN ĐẦU TIÊN, Con người Cổ đại, thực thể vĩnh hằng, là “ngọn lửa đầu tiên, ngọn lửa màu xanh”. Hamvas Bela cho rằng, màu của Titan là màu xanh non, màu của sự sống trên mặt đất, màu không giới tính và cái màu có thể ăn mòn mọi thứ. Ông dẫn ra mối liên hệ của màu xanh non với Venus. Venus cổ đại không phải vị thần của nhan sắc, đó là vị thần của sinh sôi nảy nở sống trong rừng sâu. “Tử thư Tây Tạng” cũng khẳng định màu xanh non là “màu của bản năng quyền lực”, “nguyên vẹn, không thể phá vỡ nổi và đậm đặc, không hể dạy dỗ và không thể thuần phục”. Nhưng tại sao Hamvas Bela lại gọi dạng tồn tại vĩ đại này là Titan. Trong Thần thoại Hy Lạp, Titan là những vị thần cổ xưa nhất, khổng lồ, mạnh mẽ, bất tử, phi nhân tính, và bị các vị thần Olympia nhốt dưới đáy địa ngục Tarta. Với Hamvas Bela, đây là một ẩn dụ, ông cho rằng: “Tất cả chúng ta đều mang trong mình một gã khổng lồ bị xích, một titan rơi xuống và bị giam cầm trong vô thức. Bởi tất cả chúng ta đều giữ gìn trong bản thân mình bản năng quyền lực sơ khai không thể khuất phục”. Cũng giống như các vị Titan cổ xưa, những con người phát lộ LINH HỒN ĐẦU TIÊN đều “tuyệt vời và cao cả, cùng lúc cũng là thứ vô lương tâm. Vừa giống các vị thần vừa là quái vật. Hoàn toàn chỉ có sự cao cả, cái đẹp, sức mạnh và sự tàn ác”.

Khác với các linh hồn sau đó, LINH HỒN ĐẦU TIÊN không truy cầu trí tuệ hay tình yêu. Chỉ khi tương tác với thế giới bên ngoài, con người mới cần đến trí tuệ để nhận biết và tình yêu để hòa hợp. Vơi sự đơn độc tuyệt đối và tính duy nhất của mình, bản chất của Titan chỉ gắn với niềm hạnh phúc. Con người luôn tìm mọi cách để hạnh phúc nhưng đều không thể. Tiền bạc, địa vị, ái tình thậm chí là tàn sát cả thế giới, chúng ta chỉ có nụ cười đắc chí mà không có hạnh phúc. Hạnh phúc chỉ có được ở trạng thái của của LINH HỒN ĐẦU TIÊN, bản ngã nguyên thủy, không có giới hạn, độc nhất nhưng vẫn liên kết vô hình với vạn vật, bởi Titan ở trong Thiên nhiên và đồng thời cũng chứa đựng Thiên nhiên.

Bản năng quyền lực của Titan được thể hiện qua Poseidon – vị thần trị vì thành phố Atlantis, theo như tài liệu của Plato để lại. Không giống thần thoại Hy Lạp, cổ xưa hơn, Poseidon tồn tại như một vị thần rừng với cái tên Nere. Hamvas Bela cho rằng Poseidon đã thống trị thế giới trước Zeus, bởi dấu vết cổ xưa nhất: cây đinh ba. Cây đinh ba là biểu tượng của quyền lực có thể điều khiển được vạn vật, với ba mũi nhọn chĩa lên, tượng trưng cho Sáng Tạo – Duy Trì – Hủy Diệt. Hơn thế nữa, cây đinh ba giống như chiếc dương vật dựng đứng. Từ xa xưa, trước cả thời đạo Phật, có một văn bản phương Đông có tên là “Nền tảng của sự thật cao cả”, đã bắt đầu bằng những câu:

“Để tính cách cao cả của mi

chiến thắng

những kiêu căng ngạo mạn của các loài thực thể hoang dã

hãy đặt lên vai mi bộ lông thú dữ

và nắm lấy cây đinh ba

biểu tượng của mục đích cao cả”

Hamvas Bela đã nhắc đến rất nhiều trong tập tiểu luận những tượng trưng có từ chiêm tinh học. Sao Neptune, hành tinh mang đặc tính của Poseidon, được đánh dấu bằng cây đinh ba, và nó đại diện cho các ảo tưởng và cũng là lý tưởng. Poseidon là vị thần điên rồ, như những rừng cây mọc lên không giới hạn, như biển cả ào thét và sâu thẳm. Mặc dù Poseidon được mô tả như một kẻ dã man, hoang sơ, đẫm máu, nhưng Hamvas Bela lại thốt lên rằng: “Có hay không một kẻ đáng thương hại hơn, kẻ không biết kính trọng sự khùng điên, trò chơi, nỗi tức tối, cũng như tiếng cười giòn giã của một Poseidon lông lá xồm xoàm? Có kẻ nào đáng tội nghiệp hơn Trái đất, kẻ không biết đùa nghịch với nước, không biết lang thang vơ vẩn hàng nửa ngày trời trong rừng sâu, và hơi thở không tắc nghẹn lại giữa lồng ngực khi nghe tiếng xào xạc mơn man của vòm cây lá? Kẻ chưa bao giờ bắt gặp những lọn tóc  nâu tím trong bóng râm của rừng cây và trên những phiến đá cạnh biển?” Một kẻ điên rồ đáng ngưỡng mộ như vậy lại sở hữu công cụ điều khiển thế gian. Chiếc đinh ba của Poseidon làm dậy sóng biển, tượng trưng cho sự kích động dòng máu trong con người, kích động phần bị đè nén trong bóng tối vô thức. Chiếc đinh ba khơi dậy những ảo giác (mà thực ra có thể không đơn thuần là ảo giác), đó là những nguyên mẫu cổ: thần tiên, ma quỷ, nhân mã, tiên biển…v…v… tất cả những phần của thiên nhiên ẩn giấu trong con người. “Poseidon tiêu diệt tất cả những gì mà trong đó con người tưởng mình đã cân bằng, làm suy sụp toàn bộ những gì trong đó con người tưởng mình đã đạt đến đích” và “Kẻ nào rất tự tin vào bản thân, kẻ đó sẽ bị Poseidon dúi xuống biển”. Trong đời sống cổ xưa của biển cả và rừng núi, cái đẹp không cần biết đến, Poseidon không có nhu cầu cái đẹp, chỉ có một sự kích động điên rồ lên thế giới. Cây đinh ba của Poseidon đã quấy động cái trật tự của cuộc sống con người đô thị, khiến con người nhớ rằng có một Titan trong mình, và vấn đề chỉ là Titan ấy có trỗi dậy hay không?

Trong chương “Tu viện đá Meteóra”, ông có nhắc đến những kẻ đơn độc trong tu viện cheo leo, tách biệt hoàn toàn với thế giới bên ngoài, nguyện cầu, chay tịnh, thực hiện mọi dạng phép thuật, chẳng qua cũng chỉ để sống sót. Những kẻ đơn độc này tránh xa đám đông, tránh xa sự xâm lấn của thiên nhiên, tránh xa cái chết. Họ sống mấy trăm năm, và Hamvas Bela ví họ như những thằng lùn xấu xí, nhảy múa vòng quanh chính mình. Cũng là sự cô độc, nhưng sự cô độc hèn nhát này khác hoàn toàn với cô độc của Titan. Thậm chí Titan không quan tâm đến sống và chết, Titan chỉ có sự mở rộng không giới hạn. Để nhận ra phẩm chất của Titan, chỉ có thể mường tượng về niềm hạnh phúc lớn lao khi Wordsworth cô độc đắm chìm giữa thiên nhiên, về quyền lực mạnh mẽ của Milarepa và sự điên rồ, vỡ òa trong âm nhạc Beethoven.

Khi LINH HỒN ĐẦU TIÊN – Titan bắt đầu trỗi dậy từ địa ngục Tarta, trỗi dậy khỏi đám đông và vươn lên không ngừng bằng sức mạnh vĩ đại, con người bắt đầu gia nhập vào giống người thứ 6 và bước đi trên hành trình phi nhân loại, bằng tâm lý vĩ mô với bản năng tìm kiếm Thượng Đế. Qúa trình đi trên con đường ấy, con người đang thực hiện phép thuật, hay một ngôn ngữ khác “thuật giả kim tinh thần” (cách gọi của Osho)

58661_468660599835788_1787514140_n

Yoga – phép thuật – LINH HỒN CUỐI CÙNG

“Mọi thành phần của thế gian đều có thể trở thành tôn giáo, điều cơ bản là hãy trở thành một tôn giáo đúng nghĩa: trong sạch, cao quý, sáng láng, thực chất và Thượng Đế”. Giống như mọi bậc chứng ngộ của cả phương Tây và phương Đông, Hamvas Bela nhận ra rằng phép thuật vĩ đại có ở mọi hành động mang tính sáng tạo và chuyển hóa. Thông qua phép thuật và yoga, chúng ta đang đi trên con đường tôn giáo của chính mình. Nhưng đừng hiểu phép thuật và yoga theo nghĩa thông thường.

Trước hết, ta phải hiểu về tâm linh, bởi Hamvas Bela không đơn thuần chỉ là nhà duy tâm, ông là một nhà triết học tâm linh. Hamvas Bela định nghĩa: “Còn có một cái gì nhìn ra được của cái khác, sâu sắc hơn, bản chất hơn, bí ẩn hơn, một trải nghiệm, một cảm nhận, một sự thể hiện ra ngoài. Tâm linh từ một mặt khác nhận ra, trải qua và thấu hiểu được cái không nhìn thấy. Mặt không nhìn thấy, mặt vô hình này người ta gọi là tri thức. Bởi tri thức nằm bên trong, dấu kín trong sự vật, ẩn sâu trong hiện tượng. Con mắt tâm linh nhìn thấy tri thức của hiện thực, nhìn thấy ý nghĩa của hiện tượng, nhìn thấy, đằng sau vật chất là tinh thần, đằng sau thể xác là linh hồn. Nhưng cái nhìn tâm linh có thể nhận ra từ cái khác nữa. Bởi tâm linh không chỉ là nhận ra mà còn là tri thức… Con mắt có khả năng tâm linh nhìn thấy một lúc toàn thể thế giới, thống nhất và trong MỘT, ở nơi tất cả là MỘT. Như vậy nếu ai hỏi tâm linh( misztika) là gì, cần phải trả lời: là khả năng nhìn thấy, trải qua và hiểu được vào sâu thẳm, ẩn dấu đằng sau sự đa dạng vô tận của thế giới, đấy là cái DUY NHẤT MỘT của số nhiều.” Đây là định nghĩa đúng đắn nhất về tâm linh. Tâm linh không phải là cái mơ hồ ẩn giấu được mã hóa bằng các ảo giác. Đó chỉ là những mảnh vụn của tâm linh. Nói ngắn gọn, ta có thể hiểu, tâm linh là tri thức về vũ trụ toàn thể.

Phép thuật chỉ có thể được thực hiện khi có sự hiểu biết của tâm linh, nhưng phép thuật không chỉ là tri thức, phép thuật là hành động tác động lên sự vật. Và bởi thế, mọi sự vật bị biến đổi, đều là dấu vết của phép thuật. Leonard di Vinci khi tạo ra những cỗ máy từ vật chất, ông đang thực hiện phép thuật theo dạng của mình. Thượng Đế thực hiện phép thuật qua việc sáng tạo và thiết lập vũ trụ theo một trật tự ẩn vừa hài hòa vừa hỗn độn.

Có một phần của Titan cũng rất thú vị, đó là Sirene. Sirene, trong truyền thuyết là những nàng tiên biển, sử dụng giọng hát của mình để mê hoặc thủy thủ. Sirene là một dạng nữ tính của Titan. Quyền lực của Titan nằm ở sức mạnh, quyền lực của Sirene nằm ở sự quyến rũ. Titan và Sirene có thể được coi như 2 nguyên mẫu cổ, đại diện cho đàn ông và đàn bà. “Sự quyến rũ là sức mạnh của đàn bà, cũng như sức mạnh là sự quyến rũ của đàn ông”. Nhưng tất cả sự bản nguyên này đều khiến con người vượt quá giới hạn, vì dù là Sirene hay Titan, thì các thực thể này không biết đến sự dừng lại. Câu chuyện của Lucifer là câu chuyện của Titan muốn vượt qua giới hạn của mình. Milarepa đã vượt qua giới hạn bằng sự trả thù, Beethoven khi chạm tới giới hạn phải trả giá bằng hành động điên rồ: chọc thủng đôi tai của mình.

Trong chiêm tinh học, có một hành tinh chỉ sự giới hạn, đó là sao Thổ – Saturn. Saturn có biểu tượng như cái ách. Điều này giống với cách hiểu của Hamvas Bela về yoga. Yoga là con đường khổ tu, là sự cầm cương bản năng mãnh liệt của Titan. Khi Beethoven chọc thủng màng nhĩ của mình, đắm chìm trong thế giới âm thanh nội tại, ông đang thực hiện yoga của chính mình. Nhưng phẩm chất của Yoga thể hiện rõ nhất qua con đường khổ tu của Milarepa.

Milarepa là một bậc thầy phép thuật hắc ám, bản chất Titan đầy ứ trong ông và thôi thúc ông tàn sát. Nhưng khi bước vào con đường tu hành đích thực, bậc thầy Marpa – Đấng chuyển hóa vĩ đại, đã bắt ông hết ngày này sang ngày khác, xây nhà rồi lại gỡ từng phiến đá bê về vị trí cũ của nó. Milarepa sau đó vào hang núi sâu sống một mình giữa băng giá và chỉ có ăn tầm gai để sống. Milarepa không giống những tên lùn trên núi cao trốn chạy cái chết, bằng sự khổ hạnh, ông đối mặt với cái chết. Trong những ngày tháng đó, bản chất Titan của ông trỗi dậy với quyền lực và sức mạnh, ông có thể hoàn toàn tạo ra lửa trong cơ thể để sưởi ấm. Nhưng như thế là sử dụng phép thuật hắc ám, phép thuật vụ lợi. Bởi thế, ông đã không sử dụng phép thuật, ông chấp nhận chịu đựng trong sự khổ hạnh, chấp nhận cái chết có thể đến bất cứ lúc nào. Và trong yoga khổ hạnh, ông đã được giải thoát, thinh nhẹ và bay lượn. Ngay cả khi biết mình sẽ bị đầu độc, ông vẫn chấp nhận mình bị đầu độc. Yoga vĩ đại là yoga khổ hạnh, nhưng có thể chuyển hóa được tinh thần

Sự khổ hạnh chỉ là cái vẻ bề ngoài, bản chất đích thực của Yoga, nói như Hamvas Bela, là “sự phá sản”. Kẻ cuồng tín sẽ tức điên khi ông so sánh yoga với tục Hannibal – những kẻ ăn thịt người, giữa việc bị đóng đinh trên cây thập giá với nghi lễ đẫm máu của thổ dân da đỏ. Tục Hannibal hay nghi lễ dùng roi quất lên nhau cho tứa máu, tất cả đều tượng trưng cho sự hành hạ, hủy hoại thể xác. Đức Jesus bị đóng đinh trên cây thập giá cũng vậy, ông chấp nhận điều này không trốn chạy, mặc kệ cả lời dụ dỗ của quỷ dữ. Đó là sự chấp nhận cái chết hoàn toàn. Yoga là một sự tự hành hạ bên trong, những đòn roi và móng vuốt của quỷ dữ cào cấu chỉ ở sâu thẳm bên trong, và sự bình thản cũng diễn ra bên trong. Một trong các bài tập ở tu viện Tây Tạng, đó là vị Đại Lạt Ma đọc những câu thần chú triệu hồi quỷ dữ, bao trùm lên tâm trí của đệ tử. Và cuộc chiến  bên trong bắt đầu, nơi con người nhận ra “sự phá sản” chính là tha thứ lớn nhất của Thượng Đế, của đấng GIỚI HẠN: “Sự phá sản là việc bước qua giới hạn, là sự chết đi có ý thức. Con người lãnh cái chết vào bản thân bằng sự tỉnh táo toàn diện của ý thức. Không ngất lịm, không suy sụp, không trốn chạy, không thu mình lại và không gào thét. Ý thức hoàn toàn tỉnh táo, như một tấm gương, không hề run rẩy khi con người bước qua. Đấy là sự phá sản.”

Cũng trong chương “Milarepa”, Hamvas Bela khẳng định phép thuật tối cao nhất: Tình yêu thương. Tình yêu thương là sự vô bờ bến, nó không đối nghịch với phẩm chất Titan, nó là dạng tiến hóa cao nhất, khi con người đạt đến giới hạn và tan biến, nghĩa chết hoàn toàn, hiến dâng toàn bộ cho Thượng Đế, cho tồn tại. Trong cái chết này, chúng ta đạt đến LINH HỒN CUỐI CÙNG – Linh hồn Thượng Đế. Đó là ý nghĩa khi Đức Phật nhập vào Niết Bàn – cõi vĩnh hằng, khi Jesus nói rằng “Ta cũng hoàn hảo như cha ta ở trên trời”. Họ đều trải qua cái chết thiêng liêng. Tình yêu thương là cái chết thiêng liêng, nơi cái Tôi hoàn toàn biến mất, Titan hòa  lẫn vào toàn thể. Đừng nhầm cái Toàn thể vĩ đại này với những mảnh vụn rời rạc, cặn bã, rác rưởi của đám đông. Đám đông không phải toàn thể, mà chỉ là một phần. Và bằng tình yêu thương, con người mới có thể vượt lên trên đám đông mà không thù hằn hay tàn sát, chịu đựng mọi đòn roi của số phận để có thể nói “Có” với Toàn thể.

Thượng Đế đau khổ và Con đường thiêng liêng

“Chúng ta không mang lại quyền lực tốt đẹp lành mạnh cho các hành tinh khác như sao Một, mang sự xung đột như sao Hỏa, sự thống nhất như sao Vệ Nữ. Cái chúng ta mang cho các hành tinh: Thượng Đế đau khổ. Đấy là ý nghĩa tượng trưng của chúng ta. Từ đằng xa họ gọi tên chúng ta như thế, và tên của chúng ta có lẽ chỉ những kẻ nhập định có quyền xướn lên, để sự thần bí nói về những bĩ ẩn của một đời sống, thứ đời sống chúng ta trải nghiệm”

Sự đau khổ, dường như là món quà của Thượng Đế dành cho con người chúng ta. Trải nghiệm đau khổ này, chính là việc trải nghiệm đòn roi của đám phù thủy trong nghi lễ của người da đỏ, là chịu đựng sự cắn xé của những kẻ Hannibal, là trải qua những móng vuốt của quỷ dữ ở sâu thẳm bên trong, “như Heraclite nói rằng Vũ trụ bảo vệ chúng ta bằng roi vọt”. Trong sự hành hạ ấy, chúng ta thức tỉnh, chúng ta nhìn thấy được ngay cả Địa Ngục cũng thiêng liêng, và chúng ta đang bước trên con đường của Thượng Đế, đang khai sinh ra LINH HỒN CUỐI CÙNG.

“Đời là bể khổ”, Đức Phật đã nói vậy, nhưng “Quay đầu là bờ”, không có ý nghĩa như một sự đầu hàng, “quay đầu” là sự quay lại bên trong, quay lại với điều thiêng liêng và cao cả, thay vì đồng nhất mình trong bể khổ và chết chìm trong đó. Ở cõi thế gian, các chính trị gia, các nhà sáng chế, các học giả… tất cả quay cuồng trong bể khổ, tìm mọi cách để chống lại điều này, và tự cho mình là bậc cứu thế vĩ đại. Phần Titan ngớ ngẩn trong họ muốn dắt con người vượt qua giới hạn và trốn chạy đau khổ. Trong tất cả những con người của thế gian hiện nay, với Hamvas Bela, chỉ có thi sĩ còn đảm nhiệm vai trò thiêng liêng này: nhắc nhở con người về sự cao cả. (Thi sĩ thiêng  liêng không giới hạn ở người làm thơ, nói rộng hơn, đó là nghệ thuật câu từ)

Hamvas Bela nói về sự thoái lui của các nhân vật vĩ đại. Họ thoái lui, bởi đám đông lên ngôi. Đám đông không còn đi theo sự dẫn dắt của thần tượng, đám đông bắt đầu trèo lên cao hơn. Đám đông tự cho rằng những mảnh vụn cặn bã có thể học để trở thành tu sĩ, trở thành lãnh tụ, trở thành vua chúa, thậm chí học để trở thành thi sĩ thiêng liêng. Tất cả những điều thiêng liêng, không thể học một cách hữu hình bằng các kỹ năng. Những người vĩ đại đều thoái lui, các ngôi đền đều bị đốt cháy bởi trí não vô thần của đám đông (dường như đám đông không chỉ có chung một linh hồn, mà còn có chung một bộ não), chỉ còn Thi sĩ là ở lại và rêu rao với nhân loại về sự thiêng liêng, về điều vĩnh hằng một cách đầy cảm hứng. Bởi là kẻ cuối cùng còn sót lại, nên thi sĩ gánh lên mình tất cả trách nhiệm của những nhân vật đã thoái lui: “Từ giây phút trong cái vòng tròn thiêng liêng ấy chỉ còn duy nhất THI SĨ sót lại, bắt buộc đảm nhận quyền lực của vua chúa, đảm nhận phẩm chất của giới quý tộc, thói quen nghi lễ của linh mục, bản năng chiến đấu của người quân nhân, tri thức về sự thật của quan tòa, nỗi say mê ngây ngất của nghệ sĩ, của nhà bác học – từ giây phút ấy nhà thơ vượt hẳn tầm vóc của nhà thơ”. Trước đó, người ta quan niệm thơ ca  chỉ là sự diễn đạt hay thể hiện một điều gì đó, rồi kết luận “nhà thơ là kẻ từng trải và là kẻ đi chắt lọc”, hay “thi ca là một nhân tố văn hóa, giống như luật, tôn giáo, nghệ thuật và tư duy”, và “thơ ca là một thăng hoa thụ động của sự diễn đạt, kết quả phẩm chất tâm lý, sự trải nghiệm, sự chắt lọc, của nhân tốt tạo ra văn hóa”. Nhưng đúng như Hamvas Bela nhận định về những kẻ lý luận dốt nát về thơ ca, của “đám đông cố hiểu nhà thơ” và sự ghen tị cố kéo nhà thơ xuống ngang tầm với mình, thậm chí coi những nhà thơ chẳng bận tâm đến việc kiếm sống là những kẻ điên rồ ngớ ngẩn.

Từ cuối thế kỷ 19, ở Châu Âu, giới học giả đã có những nhóm người tách khỏi đám đông, và họ bắt đầu nhận thức được tầm quan trọng của thơ ca. Nhóm Stefan George cho rằng nhiệm vụ của nhà thơ là “Phục vụ và thống trị”, phục vụ Thượng Đế và thống trị cái đẹp, tất cả là để bảo vệ “Vương quốc vĩnh cửu” – trung tâm sự sống của con người. Trước đó, Goethe, Schiller, Holderlin đều đã nắm giữ vị trí này với các cương vị khác nhau. Đến Baudelaire, nhà thơ không chỉ gánh vác từng ấy trách nhiệm, mà còn có một trách nhiệm nữa, mà còn là sự “giữ gìn hình ảnh tượng trưng xứng đáng với con người, hình ảnh này đang bị bỏ rơi và biến mất”. Nhưng quan hệ của nhà thơ và đám đông dân chúng thật chẳng dễ dàng gì. Một sự xung đột mang tính quy luật, evestrum sẽ tìm mọi cách để lôi tuột những con người thiêng liêng rơi xuống đáy cùng với nó. Đám đông luôn tiêu diệt nhà thơ bằng mọi cách: sỉ nhục, bôi nhọ, giam hãm… Và nhà thơ bắt buộc phải bảo vệ mình bằng sự bí ẩn tới mức không thể hiểu được. Buồn cuồi ở chỗ là, sự ẩn mình của nhà thơ, cái áo giáp của hiệp sĩ linh thiêng lại trở thành con đường cách tân hình thức của những kẻ học đòi. Vấn đề ở chỗ, mọi sự tấn công của đám đông lại chính là đòn roi của thế giới khổ đau, lĩnh nhận chúng và hiến tế mình cho điều thiêng liêng, thơ ca qua đó mà tuôn chảy, LINH HỒN CUỐI CÙNG cũng qua đó mà hiển lộ. Và đây là nhiệm vụ của nhà thơ linh thiêng: “Phục vụ quyền lực chưa đủ, cần phải nắm giữ lấy những quyền lực đó. Chưa đủ chỉ sống từng trải trong thế giới, cần phải tạo ra thế giới nữa. Sự sống thiêng liêng dành cho con nười không chỉ mở mà luôn cần phải mở tiếp. Và cái tôi phải trả giá cho nó không ít, chính là bản thân tôi: tôi cần phải hiến dâng. Nhưng chỉ hiến dâng tôi không đủ, sự hi sinh cũng vẫn ít: bằng sức mạnh của ngôn từ tôi cần  mở rộng sự siêu phàm.”

Nhóm George đã nhận ra rằng, “số phận của nhà thơ chính là nhóm”, đó là sự tạo dựng cộng đồng. Hiểu theo một nghĩa rộng hơn, những người thuộc giống loài thứ 6 phải cố kết thành một cộng đồng. Ở những thế kỷ trước, khi các cá nhân này xuất hiện đơn lẻ, họ đã bị tiêu diệt. Nguyên tắc căn bản của Cộng đồng này, chính là Tình bạn. Hamvas Bela đã dành hẳn một chương để nói về điều này.

Trong chiêm tinh học, có hẳn một khu vực của Tình bạn, nhà số 11, sánh ngang với Tình yêu, Sự nghiệp, Sở hữu, Sự hiến dâng, Sự chuyển hóa… Nhà số 11 được quản trị bởi chòm sao Bảo Bình, chòm sao của ý tưởng và sự khai sáng. Trong thần thoại Hi Lạp, một nữ thần ít được nhắc đến, nữ thần Phillia, nữ thần tình bạn, chịu trách nhiệm về sự cố kết cộng đồng. Đừng nhầm lẫn tình bạn với một sự tụ tập, cũng không phải tình yêu, không phải thiết chế, không phải đồng môn, không phải đồng bọn, cũng không phải đồng bào. Trong nhiều thế kỷ, tình bạn bị lãng quên, thậm chí bị cho rằng là sản phẩm của nhân tạo. Nhưng nếu nhìn lại những truyền thống cổ xưa của đàn ông (theo như Hamvas Bela dẫn), đó là tổ chức các chiến binh, các hiệp sĩ thánh chiến, các hội ái hữu… Tình bạn có trong đó và là cột trụ gìn giữ mọi cộng đồng ấy.

Ta có thể mô tả thế nào về tình bạn, Hamvas Bela đã đưa ra định nghĩa: “Có một quan hệ khó hiểu giữa tình bạn và các vì tinh tú. Tại sao ngôi sao lại là một người bạn? Tại sao người bạn lại là một ngôi sao? Bởi vì sao rất xa mà vẫn cứ lấp lánh sáng trong ta. Bời vì bạn là của ta mà vẫn không thể với tới? Bời vì không gian ta gặp gỡ nhau không thuộc về con người, mà thuộc về vũ trụ? Bởi bạn không đòi hỏi từ ta cũng như ta không đòi hỏi từ bạn bất cứ cái gì? Chỉ duy nhất một điều bạn hãy cứ là bạn, như ta hãy cứ là ta, và điều này đối với cả hai ta đều quá đầy đủ”. Còn gì đẹp đẽ hơn thế! Một cộng đồng trong đó chúng ta vẫn là chính mình và an toàn để thể hiện tất cả, từ LINH HỒN ĐẦU TIÊN hoang dã cho đến LINH HỒN CUỐI CÙNG thiêng liêng.

320114_274672312642844_1194920830_n

Điều này hoàn toàn trái ngược với Tình yêu nam nữ. Ngay sau chương Tình bạn, Hamvas Bela luận về tình yêu thông qua những bức thư còn sót lại từ thời Trung Cổ của Heloise và Abélard. Nếu ở trong Cộng đồng với tình bạn, bản chất vẫn bị giữ, thì trong mối quan hệ tình yêu nam nữ, hai linh hồn không đối xứng như người ta lầm tưởng, hai linh hồn hòa làm một.

Hamvas Bela phải thú nhận sự khó hiểu của đàn bà. Ông không chấp nhận cách định nghĩa về đàn bà trước đó. Đàn bà không chỉ là Eva (người vợ), Lilith (nữ quỷ đẫm máu) hay Sophia (trinh nữ). Một nguyên mẫu cổ xưa hơn thế: Sirene. Hãy mường tượng những mô tả về loài tiên biển: quyến rũ nhưng độc ác, đẹp đẽ nhưng đưa đàn ông tới cõi chết. “Chính vì vậy, đàn bà có thể trở nên hết sức tinh tế cũng như hết sức thô tục, có thể trở nên hết sức cao quý những cũng có thể hết sức trụy lạc”. Hành động cởi áo và tắm của đàn bà trước đêm tân hôn, không chỉ đơn thuần là gợi dục, đó là một nghi lễ mang tính tôn giáo, khi đàn bà cởi bỏ những lớp vỏ bọc bên ngoài, để khơi dậy Sirene ở bên trong mình. Bằng việc để Titan và Sirene hòa làm một, tình dục được chuyển hóa thành tình yêu. Tình yêu, Hamvas Bela nhận thức rằng, đó là sự hòa lẫn của LINH HỒN THƯỢNG ĐẾ với LINH HỒN THƯỢNG ĐẾ.

Tôi chợt nhớ đến câu thần chú Namasté trong các nghi thức Tantra. Tantra là thông qua giao phối tình dục, đôi nam nữ đánh thức phần Thượng Đế bên trong mình và hòa làm một. Namasté có nghĩa là:

“Linh hồn của ta tôn vinh linh hồn của người

Ta tôn vinh khoảng không bên trong người, nơi toàn bộ vũ trụ trú ngự trong đó

Ta tôn vinh tình yêu, ánh sáng, sự thật, sự bình an ở bên trong người bởi vì điều đó cũng ở bên trong ta

Bằng việc chia sẻ điều này, chúng ta hợp nhất, chúng ta giống nhau, chúng ta là một”

Bởi thế, hôn nhân đến từ tình yêu đích thực, giống như Heloise và Abélard, chính là con đường đến với Thượng Đế, cũng giống như yoga, thơ ca, âm nhạc. Nhưng điều này có lẽ quá hiếm hoi. Vì nàng Sophia có thể đã bay lên Thiên Đường, và Adam chỉ nhận được cái phần xác thịt, đó chính là Eva. Và bởi thế, đời vẫn là đau khổ, giống như tất cả các tôn giáo, các triết gia, nhà thơ đã nhắc đi nhắc lại.

Chương cuối “Ngày lễ và Cộng đồng” có lẽ là lời lý giải hoàn hảo cho toàn bộ những gì mà Hamvas Bela đang làm trong tập tiểu luận này, và cả những tác phẩm khác của ông. Trong đó, ông kể về 4 nhà thông thái lên Thiên Đường: một người đã chết ngay trước cổng Thiên Đường, một người hóa điên, một người “tự khóa trái ấn tượng này cho bản thân”, chỉ có người thứ tư là rời bỏ Thiên Đường và quay trở về với cộng đồng của mình. (Cộng đồng ở đây có nghĩa rộng hơn so với Cộng đồng nhóm được nhắc ở trên). Trải nghiệm Thiên Đường là trải nghiệm hạnh phúc, đứng trước hạnh phúc có nhiều người không thể chịu nổi. Hạnh phúc là đặc ân chỉ của Titan, những người nào sống đúng với phẩm chất Titan của mình thì mới thẩm thấu được hạnh phúc. Nhưng Titan là kẻ ích kỷ, người thứ ba tự trốn trong hạnh phúc của chính mình và mãi ở dạng LINH HỒN ĐẦU TIÊN. Chỉ có người thứ tư, hiểu rằng cần phải hiến dâng, và người đó ra đi, để mang ánh sáng Thiên đường đến với cộng đồng của ông ta. Nhưng vấn đề ở chỗ, đôi khi áp đặt hạnh phúc của mình lên Cộng đồng lại chính là một dạng bạo lực kiểu Titan. Hiến dâng cho Cộng đồng thật không đơn giản,  không giống như tất cả các lãnh tụ tôn giáo, các chính trị gia và triết gia rao giảng lý tưởng về hạnh phúc…  Làm thế nào để đánh thức một Cộng đồng đang bị vô thức chiếm lĩnh mà không cần đến sự lừa mị hay cưỡng chế. Chỉ có là Tình yêu thương, nhưng điều  đó không cố để có được. Tình yêu thương chỉ có trong LINH HỒN CUỐI CÙNG và chỉ LINH HỒN CUỐI CÙNG mới có tình yêu thương đích thực.

Điểm đặc biệt ở phần này nằm ở định nghĩa về “Cộng đồng” của Hamvas Bela. Ông không cho rằng một cộng đồng người đáng được gọi là “Cộng đồng”: “Cộng đồng duy nhất – độc nhất chỉ tồn tại trong một sự sống mà sự hiến dâng mở ra dành cho con người: cao hơn sự sống nười. Sự sống chung của tất cả mỗi con người không nằm trong vật chất, trong tinh thần, trong tôn giáo hay đạo đức, mà nằm trong Thượng Đế. Nếu con người gặp nhau trong vật chất, trong đạo đức, trong chủng loài, trong tinh thần thì ngôn ngữ, vật chất, nhà nước, tinh thần sẽ tan rã, cộng đồng sẽ chất dứt. Sự tan hòa sau rốt chỉ có thể trong sự sống của Thượng Đế. Đấy mới là một cộng đồng chân chính. Duy nhất. Đấy là: cộng đồng”. Với cách hiểu này, ta có thể thấy rằng bất cứ sinh linh nào sống với nhau trong tính toàn thể của Thượng Đế, nơi đó cộng đồng được tạo dựng. Bởi thế, khi giống người thứ 6 xuất hiện, Cộng đồng đích thực bắt đầu được tạo dựng. Ở đó, tính Thượng Đế được thể hiện qua mọi hành động của ngày thường nhật, và ngày lễ là ngày của hiến dâng. “Ngày lễ là cộng đồng của tất cả con người trong sự sống Thượng Đế nơi con người chỉ có thể đạt tới bằng hiến dâng cái tôi của nó.” Điều này tương đồng với kinh Veda, khi các bậc chứng ngộ cổ xưa viết: “Cả vũ trụ này là một cuộc hiến tế lớn”.

Đi đâu để tìm Cộng đồng này? Trong khi những gì chúng ta nhìn thấy trên thế giới này chỉ là những cộng đồng giả vờ, là sự tập hợp của những cái Tôi bạo lực (Bạo lực có thể đến bằng nhiều cách, không chỉ có chém giết).  Đó là ý nghĩa của Khải huyền. Cộng đồng đích thực chỉ có từ những LINH HỒN CUỐI CÙNG ở THỜI GIAN CUỐI CÙNG. Và có lẽ, chúng ta chẳng cần thiết phải sợ hãi ngày tận thế đến vậy.

—-

Toàn bộ bài viết này không có mục đích phê bình hay lý luận. Tôi chỉ mong muốn kể lại “Câu chuyện vô hình” bằng góc nhìn của tôi. Trong vòng 2 năm nay, đây là quyển sách có ý nghĩa lớn nhất với tôi. Tôi tìm được trong đó một sự lôi kéo mạnh mẽ từ Hamvas Bela, giành giật tôi khỏi vực xoáy của đám đông, bằng ngôn ngữ biểu trưng, bằng các nguyên mẫu cổ xưa, bằng một giọng văn mãnh liệt của Titan và trái tim của Thượng Đế.

Khi lần đầu gặp chị Nguyễn Hồng Nhung, dịch giả của tác phẩm này,  và được biết về quyển sách , lòng kiêu ngạo khiến tôi cười thầm trong lòng: “Có gì mới mẻ đâu.” Nhưng khi bắt đầu đọc, mọi biểu tượng có trong tâm trí tôi đều tương ứng với sách, và chúng trỗi dậy mỗi khi Hamvas Bela nhắc đến. Sức mạnh của tri thức cổ xưa không nằm ở việc tạo ra điều mới mẻ với những cảm giác mới mẻ, mà nằm ở khả năng đánh thức. Đó có thể là lời gọi của Thượng Đế gửi đến tôi, đến tất cả những người nào đọc và thấu hiểu, thông qua ngôn từ của Hamvas Bela. Đó là sứ mệnh của ông: “bằng sức mạnh của ngôn từ tôi cần  mở rộng sự siêu phàm”.

Hà Thủy Nguyên

Tập tiểu luận “Câu chuyện vô hình” nằm trong cuốn sách “Câu chuyện vô hình &Đảo”của Hamvas Bela ( Dịch giả: Nguyễn Hồng Nhung) , do Nhà xuất bản Tri Thức phát hành vào năm 2012.

Home 2016 Tháng Tám

Bạn đang làm gì với cuộc đời mình: Sáng tạo hay thụ động?

“Vốn dĩ trên thế giới này làm gì có đường, người ta đi mãi rồi cũng thành đường thôi” – (“Cố hương” – Lỗ Tấn)

Trong nhiều thế kỷ, chúng ta được gieo rắc vào đầu ý tưởng rằng chúng ta chỉ là những quân cờ trong bàn tay của định mệnh. Từ “định mệnh” tiếng Anh là “fate”, có gốc từ “fata” – tên gọi ba vị thần nắm giữ sợi chỉ của số mệnh con người trong thần thoại Hy Lạp. Người Trung Quốc thì cho rằng mỗi người đều có “thiên mệnh”, tức là một sự sắp đặt nào đó của ông trời. Người Ai Cập cổ, người Ấn Độ cổ, người Do Thái, Thiên Chúa, Hồi giáo đều lý giải nguồn gốc của con người bắt đầu từ sự sáng tạo của Thượng Đế. Con người từ rất lâu đã quen với ý niệm về quà tặng, về sự may mắn, sự dựa dẫm, sự cứu rỗi, sự trừng phạt.. đều từ người sáng tạo, chỉ có một số rất ít bắt đầu đòi hỏi về quyền tự do ý chí. Những kẻ hiếm hoi và lạc bầy đó là những người đầu tiên lên tiếng đòi hỏi quyền được tạo tác hệ thống, đòi được tự mình điều khiển. Chính họ là những kẻ ăn cắp ngọn lửa thiêng của Olympia (1) , những kẻ dám ăn trái cấm (2) , những kẻ dám giương cung bắn rụng mặt trời (3).

Nhắc lại câu chuyện xa xưa, tôi muốn gợi cho các bạn một ý nghĩ: Không cần biết những truyền thuyết về nguồn gốc loài người là đúng hay sai, nhưng dễ dàng để nhận thấy một điểm chung, chúng ta đã quá quen với việc thụ động và bị điều khiển bởi ai đó hay một quy luật nào đó. Nhiều người sẽ phản ứng khi đọc câu này và nói rằng: “Không! Tôi đang làm chủ cuộc đời tôi! Tội tự kiếm ra tiền! Tôi hoàn thành tốt công việc của tôi! Tôi đấu tranh cho những điều đúng đắn!” Bạn không nhìn thấy những sợi xích, điều đó không có nghĩa là bạn tự do. Đó là nghệ thuật của những người đang kiểm soát hệ thống.

Khi bạn chào đời, bạn phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống, bạn không tự kiếm được thức ăn, bạn không thể tự bảo vệ, bạn không thể tự tạo ra ngôn ngữ. Những lời dạy dỗ của bố mẹ, thày cô giáo bỗng chốc trở thành tiếng gọi bên trong chi phối tâm trí của bạn. Khi lớn lên, bạn quên mất điều đó nhưng chúng vẫn tồn tại và ăn lan trong vô thức. Lớn lên, khi bạn đi học, nhà trường đưa ra cho bạn một loạt quy định và để sinh tồn suốt mười mấy năm học, bạn buộc phải tuân thủ mà không được phép chống đối. Và cứ thế, cứ thế… hết lần này lần khác… bạn cho rằng mọi sự số phận đã sắp đặt cho bạn. Đó là ảo tưởng.

Nhiều người cho rằng ở xã hội hiện đại chúng ta tự do nhiều hơn. Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton, thuyết tiến hóa của Darwin …  đã đập tan sự ảnh hưởng thần thánh của Tạo Hóa đối với con người, đã giải phóng con người khỏi niềm tin mù quáng. Xã hội tư bản bắt đầu định hình, cơ sở vật chất phát triển, con người được nhiều quyền lợi mà trước đó không có, nhưng hãy thử nghĩ xem, chúng ta có thật sự được tự do. Thay vì gánh vác định mệnh của mình, chúng ta phải thực hiện cái được gọi là “vai trò xã hội”. Trong thời thần quyền và phong kiến, chúng ta chấp nhận định mệnh của mình bằng việc phục vụ thần thánh, đóng góp cho vua chúa… Trong xã hội đương đại, chúng ta có vẻ như chẳng phải phục vụ ai ngoài bản thân và gia đình.

Bây giờ tôi xin được kể một câu chuyện khác, dường như không ăn nhập gì nhưng lại rất liên quan đến chủ đề chúng ta đang nói. Câu chuyện này có thể là rất quen với các bạn: Một anh chàng sinh viên với hy vọng về sự thành công, để thành công, anh ta buộc phải học thật tốt kiến thức ở trường và ních cho đầy não những gì người ta dậy anh. Rời khỏi trường, anh ta nhận ra rằng mấy thứ vớ vẩn trường dậy chẳng giúp ích gì cho công việc tương lai của anh ta, anh ta phủ nhận chúng hoàn toàn. Anh ta bắt đầu thấy vấn đề dùng trang phục hàng hiệu, mua sắm xe đẹp, xuất hiện trong các nhà hàng sang trọng và ngoan ngoãn hoàn thành mọi yêu cầu của sếp… mới chính là con đường dẫn tới thành công. Anh ta nghĩ rằng anh ta đã làm chủ vận mệnh của mình. Thực ra anh ta đang làm công việc anh ta không thích, mua những đồ không xứng với giá trị thực và tiêu phí thời gian để nuôi sống kẻ khác chứ không phải bản thân mình. Quảng cáo, truyền thông nói rằng khi anh ta sử dụng những đồ xa xỉ ấy, giá trị bản thân anh ta sẽ được nâng cao và anh ta tin là như thế. Trên thực tế, anh ta chỉ là một kẻ tiêu thụ ngu ngốc tin vào lời dụ dỗ đốt tiền vào các mặt hàng để nuôi sống những ông chủ lớn. Hãy thử nhìn sự liên hệ, về bản chất niềm tin giá trị con người được nâng cao bằng đời sống xa xỉ trong xã hội hiện đại chẳng khác nào niềm tin về việc Chúa sẽ cho chúng ta lên Thiên Đàng nếu chúng ta ngoan ngoãn nghe lời.

GqGTu
Nhận việc. Đi làm. Cưới xin. Có con. Hợp thời trang. Hành động bình thường. Đi trên vỉa hè. Xem TV. Tuân thủ luật pháp. Để dành cho lúc về già. Nào, hãy lặp lại lời tôi: Chúng ta tự do.

Tôn giáo, chính phủ, truyền thông, tiền tệ, thương mại dịch vụ, giáo dục… tất cả những thứ đó đều biến bạn trở thành những kẻ thụ động của hệ thống. Trong một hệ thống luôn tồn tại ba dạng người: sáng tạo hệ thống, vận hành hệ thống và người tiêu thụ. Nhìn lại các hệ thống trong lịch sử, ta sẽ thấy rằng chỉ có một vài người sáng tạo hệ thống, rất ít người vận hành hệ thống và số còn lại, số đông là người tiêu thụ. Với mô hình đó, các hệ thống trong cùng một thời đại rất kém phát triển, ít tương tác và nguy cơ xung đột với hệ thống khác luôn là vấn đề hệ trọng? Tại sao lại vậy?

Trước hết, ta thấy rằng vai trò sáng tạo hệ thống thường bắt nguồn từ tôn giáo và triết học. Plato định hướng các giá trị con người, Aristote đưa ra học thuyết chính trị và mô hình tư duy mẫu mực, Moses sáng lập Do Thái giáo, Christ sáng lập Thiên Chúa giáo, Thích Ca Mâu Ni sáng lập Phật giáo, Khổng Tử sáng lập mô hình nhà nước Nho giáo. Những người sáng tạo hệ thống, họ không bị ràng buộc bởi hệ thống, họ vô chính phủ, vô đạo đức, vô giáo dục, họ hướng tới một lý tưởng cao đẹp, họ là những “siêu cá nhân”. Ở xã hội hiện đại, họ là Voltaire (4), Nietzches (5) , là những người phát minh ra máy tính, ra Internet, những người có thể giải mã bản đồ gene … Họ giữ vai trò là những kẻ đột biến và lây lan sự đột biến, sau đó hệ thống tự động hình thành.

Sự ra đi của những người sáng tạo hê thống bắt đầu nảy sinh lớp người kiểm soát và điều khiển hệ thống. Mọi lý thuyết của người sáng tạo được  nhắc đi nhắc lại như một sự cài đặt tâm trí với người trong hệ thống. Người trong hệ thống gần như không có quyền lựa chọn hoặc không biết đến quyền lựa chọn. Sự duy trì hệ thống bảo đảm quyền lợi của những người kiểm soát, thế nên không một người kiểm soát nào có nhu cầu phá hủy hệ thống. Và cứ thế, những người thụ động trong hệ thống trở thành công cụ để bảo vệ, thành thịt tươi để nuôi sống hệ thống. Nếu bạn đã đọc sách hoặc xem bộ phim “Cloud Atlas” được sản xuất năm 2012, bạn sẽ thấy hình ảnh của chính chúng ta trong những cô gái nhân bản vô tính. Chúng ta được sinh ra để phục vụ hệ thống, chúng ta làm theo mọi quy định hệ thống đặt ra, khi chúng ta hết giá trị sử dụng, chúng ta bị giết chết và đưa vào nhà máy sản xuất thức ăn để tái chế. Bạn có nhớ điều gì bắt ép các cô gái nhân bản phải tuân phục không? Sự đe dọa của chiếc vòng cổ tử hình và niềm tin được “thăng thiên” mà trên thực tế cả hai đều dẫn đến cái chết. Mọi hệ thống đều luôn kiểm soát bạn bằng hai cách: Đe dọa và tạo niềm tin. Mỗi thời đại khác nhau, mỗi hệ thống khác nhau, chúng lại có những hình thức khác nhau. Những người kiểm soát hệ thống cũ đều mong muốn hệ thống của mình được nhân rộng và sợ hãi khi thấy có hệ thống khác mạnh hơn hặc có khả năng đe dọa đến quyền lợi của mình. Bởi vậy, khi cố định thuộc một hệ thống, con người có xu hướng tẩy chay sự khác biệt bằng cách hủy diệt hoặc coi những gì bên ngoài hệ thống là tội lỗi, xấu xa, một dạng quỷ dữ.

Bạn có bao giờ thử hình dung rằng chính cuộc đời bạn là một hệ thống. Bạn tự sáng tạo ra hệ thống cho riêng bạn, bạn kiểm soát nó và bạn cũng là người trong nó? Điều này đòi hỏi nhiều nỗ lực hơn việc trở thành một trong ba thành phần của hệ thống. Nhưng thời thế đã thay đổi. Con người giờ đây không bị giới hạn bởi duy nhất một hệ thống, họ có khả năng tham gia nhiều hệ thống một lúc hoặc không tham gia bất cứ hệ thống nào. Tuy nhiên, điều này chưa được biết đến nhiều. Phần lớn chúng ta, dù tìm mọi cách để phủ định, chúng ta vẫn cứ tin rằng chúng ta là những kẻ thụ động trong cuộc sống này, mọi con đường cứ bày ra trước mắt và chúng ta cứ thế mà  nhắm mắt đưa chân. Chúng ta chấp nhận những gì xã hội nhồi nhét vào đầu chúng ta, bằng lòng với loại kiến thức thứ cấp và bị dụ dỗ bằng những con mồi của thành công, của quyền lợi, của danh dự.

Mỗi chúng ta là một phần tử của hệ thống, không chỉ có thế, mỗi chúng ta là một phần tử của vũ trụ trong một tổng thể vững chắc. Khi một phần tử thay đổi, nó sẽ tạo thành phản ứng dây chuyền và tạo ra sự thay đổi toàn hệ thống. Bởi thế, vai trò của những người kiểm soát hệ thống chưa bao giờ là cần thiết cho sự phát triển, ngược lại, sự kiểm soát tạo ra giới hạn, thoái hóa và hủy diệt. Hãy tưởng tượng về những hệ thống chỉ có sự tiếp nối liên tục của chuỗi sáng tạo và biến đổi, sự ổn định được duy trì bằng các nguyên lý. Bạn lúc nào cũng vừa có thể là người sáng tạo, vừa có thể là người tiêu thụ. Chúng ta sẽ tự hình thành hệ thống lớn mà trong đó các hệ thống nhỏ trao đổi với nhau những giá trị mà mình tự tạo ra. Đó là mô hình lý tưởng mà tôi tin rằng bất cứ người sáng tạo nào cũng mơ ước.

Nhưng để tạo dựng điều đó không đơn giản. Nếu bạn có cùng một lý tưởng với chúng tôi, nếu bạn không chấp nhận mình là công cụ, là thịt tươi tái chế nuôi hệ thống, bạn hãy thay đổi. Không cần gì nhiều, bạn chỉ cần đứng lên và vùng lên chạy thật xa, cố gắng bứt khỏi vùng an toàn, bạn sẽ nhận ra rằng những sợi xích nào đang trói chân bạn? Khi nhận ra được sợi xích, bạn có cơ hội để thoát khỏi nó. Không thể thoát khỏi những hệ thống đang ràng buộc bạn, bạn sẽ không thể tạo hệ thống cho riêng mình, và điều đó có nghĩa bạn không có giá trị để trao đổi.

Bạn nói rằng điều tôi nói chỉ là không tưởng, chúng ta làm sao có thể thoát được hệ thống, vì thoát khỏi hệ thống này cũng sẽ chỉ rơi vào hệ thống khác. Có hề gì! Càng thoát được nhiều hệ thống, chúng ta sẽ càng tiến gần đến Sự Thật về con người. Tôi cho rằng, trên đời này, chẳng có hệ thống nào đáng để tuân phục hơn hệ thống vũ trụ. Và nếu có cách nào đó để tôi thoát khỏi hệ thống ấy, tôi cũng sẽ chẳng ngần ngại gì để chủ động vận hành vũ trụ, rồi một ngày nào đó có thể tôi rời bỏ hệ thống vĩ đại đó và khám phá một hệ thống khác bí ẩn hơn. Đó là con người tôi hướng tới, đó là con người tôi sẽ trở thành, đó là lý tưởng mà tôi đeo đuổi: Một con người tự do khám phá không bao giờ ngừng nghỉ.

Hà Thủy Nguyên

 

(1)   Ám chỉ câu chuyện Prometheue ăn cắp lửa của Olympia cho loài người

(2)   Ám chỉ câu chuyện Adam và Eva trong Sáng Thế ký

(3)   Ám chỉ chuyện Hậu Nghệ bắn rơi 8 mặt trời

(4)   (5) Hai triết gia phương Tây

Home 2016 Tháng Tám

Ngủ quên

Ngủ quên gió cài mộng
Mướt mát lá tiêu tiêu
Thuyền ai từ viễn cổ
Chở luân hồi thinh không

Nâng tiêu vàng ửng làn sương khói
Nép mày hoa vương bóng giai nhân
Buông trăng buông nước rơi đầy
Đây chàng du tử vuốt mây giữa dòng

Thuyền ai lãng đãng ngàn năm mộng
Rượu trầm luân chưa uống đã say say
“Ta đợi chàng cuối xứ mây bay
Rũ sầu nhân thế
Trút bỏ áo nhân sinh
Gối tay nhau mộng vắn mộng dài”

Khua mái chèo lênh đênh lòng hồ hải
Này xứ mây bay, ôi hư, ôi không, ôi hờ hững
Giai nhân mây nước loãng dung nhan
Ai vớt mây trong nước
Ai gom nước trong mây
Ai nhuộm thu vạn kỷ
Điệu buồn lên hơi mây

Quanh quẩn thuyền viễn cổ
Lẩn khuất khói thu ba
Tiêu vàng vi vi vút
Gửi tình về mây bay
Đây chàng du tử nằm say mộng
Giai nhân ve vuốt gió hiu hiu…

Hà Thủy Nguyên

Trích tập thơ “Mùa dã cổ” : https://hangcao.info/shop/van-hoc/mua-da-co/

Home 2016 Tháng Tám

Tự khúc hồ ly

Ha ha

Ha ha

Ha ha ha

Nghiêng trận cười

Điêu tàn loài người

Điệu hồ ly quay cuồng cõi xa vời

 

Ta bày cuộc chơi

Đâu nào loài người

Khoác bào trăng – văng vẳng đồng cổ vọng

Cởi thực tại – lồng lộng hàn phong phiêu

Xác hoa bay bay mùa mạt thế

 

Này ta nốc vò rượu độc

Máu cuộn trào cơn lốc ào ào

Hồn hỡi hồn gào

Hộc máu sử thi

 

Đâu nào loài người

Cưỡi cuồng vân – ngất ngây men dã cổ

Hủy luân thường – lãng đãng thú hoan ca

Điệu cười man man mùa mạt thế

 

Này ta xé lụa dưới mưa

Cười nghiêng trái đất ngàn xưa

Hồn hỡi hồn mơ

Nhuốm màu cổ nguyệt

 

Đâu nào loài người

Biệt nhân thế – tiêu diêu miền sơn cước

Xóa thánh nhân – chấp chới xứ mây bay

Cơn say mờ mờ mùa mạt thế

 

Cuộc chơi ai thành ai bại

Cười một trận oán thù phai

Hồn về trong hạt sương mai

Hồ ly say nuốt một vài điệu ca

 

Cuộc chơi ngà ngà

Mây khói la đà

Trăng đã già

Ta là ta hay ai là ta?

 

Bên kia bờ thực

Ai thổi điệu ngân nga

Đợi bạn trà…

 

Lảo đảo bờ ảo

Rượu hay trà?

Hoan ca hay trầm mặc?

Bên kia mờ mờ bạch sắc

 

Ta nguyện chết giữa hai bờ thực ảo

Dòng sông xanh rờn rợn bóng tinh cầu

Yên ba vỗ vỗ nhạc sầu

Hồ ly ta hát dăm câu

Buông xuôi – trà rượu nhạt màu

 

Xác hoa phủ kín, men trăng thoảng hồn…

(2015)

 

Trích tập thơ “Mùa Dã Cổ” của Hà Thủy Nguyên, NXB Hội nhà văn, năm 2016

Link mua tập thơ “Mùa Dã Cổ”: https://hangcao.info/shop/van-hoc/mua-da-co/

Home 2016 Tháng Tám

“ Zorba Phật” – Con người mới, tôn giáo mới

“Zorba Phật” là khái niệm được Osho đưa ra trong các bài thuyết giảng của mình vào năm 1978. Năm 1979, tại thính đường Trang Tử, ông đã luận giải về khái niệm này.  Trong số các tác phẩm văn chương, Osho đặc biệt hứng thú với “Zorba – Tay chơi Hy Lạp” của Nikos Kazantzakis. Cuốn tiểu thuyết kể về tình bạn sâu sắc giữa Zorba – đại diện cho chủ nghĩa khoái lạc Dionysus và nhân vật “tôi” – đại diện cho chủ nghĩa lý tưởng của Apollo. Cuộc sống của Zorba là ăn chơi hoan lạc, cuộc sống của nhân vật “tôi” là đau đáu với hành trình nội tâm với mong muốn một ngày có thể viết một tác phẩm về Đức Phật. Đẩy cao hơn ý tưởng của cuốn tiểu thuyết này, Osho đưa ra khái niệm về sự “khoái lạc tinh thần”: “Ăn uống, vui chơi hưởng lạc và Thượng Đế”. Ông khẳng định: “Tôi muốn Phật Cồ Đàm (tức Thích Ca Mâu Ni) và Zorba Hy Lạp gần nhau hơn – trở thành một… Mang trần tục và thiên đường đến gần nhau hơn; hãy để Thượng Đế và thế giới của người có thể cùng nhau. Hãy để cho cơ thể và linh hồn của bạn là một bài ca được ca lên cùng nhau, cơ thể và linh hồn nhảy múa và hòa cùng nhau.”

Con người cần làm gì để không là nô lệ

Con người trong nhiều ngàn năm lịch sử đều bị phân chia Thiện – Ác, vật chất – tinh thần, tội đồ hoặc thánh nhân… dựa trên các chuẩn mực đạo đức được đưa ra từ các nhà chính trị, các triết gia, các giáo phái. Từ đó tâm trí con người bị phân tách thành hai nửa luôn đối kháng, hoặc thế này, hoặc thế khác. Để tồn tại một cách an toàn trong xã hội, con người buộc phải lựa chọn phần “Thiện” (theo tiêu chuẩn) và kìm hãm phần “Ác”(cũng theo một tiêu chuẩn nào đó), nhưng những phần bị kìm hãm chưa bao giờ mất đi mà  ngược lại, quay lại chi phối con người. Osho cũng đã từng thuyết giảng: “Không thể lấy đá đè cỏ, vì chỉ cần nhấc đá ra, cỏ sẽ mọc mạnh mẽ hơn”. Để kìm hãm thành công, con người trở nên khắc nghiệt, không chỉ khắc nghiệt với bản thân mình, mà còn khắc nghiệt với người khác. Vui đùa trở thành trò ngớ ngẩn trong xã hội cũ, nhưng Osho cho rằng những con người đó mới là những kẻ “tâm thần phân liệt”, “ốm yếu, bệnh hoạn”, “bất nhân tính”.

Đứa trẻ khi mới ra đời vốn không hề có khả năng phân biệt theo các chuẩn mực xã hội. Nhưng ngay từ bé, cha mẹ, thày giáo, các chính trị gia, thày tu, giới truyền thông… đã nhồi nhét những ý tưởng về sự phân chia này vào tâm trí của đứa trẻ. Khi tâm trí bị xé đôi, đứa trẻ trở nên đầy tranh đấu bên trong, vì vậy cuộc đời đứa trẻ bỗng trở thành một tấn bi kịch, và trong bi kịch, con người không thể nhảy múa hoan ca. Khi lớn lên, những điều kìm nén trong con người bắt đầu nổi loạn, và phần nổi loạn ấy lập tức bị lên án. Hệ thống duy trì sự tồn tại của nó bằng cách phá hủy lòng tự trọng của con người, bằng cách liên tục lên án “nửa kia” của con người: phương Tây cho rằng con người sinh ra đã mắc tội tổ tông, phương Đông cho rằng con người sinh ra đã phải gánh quả nghiệp của kiếp trước. Tất cả điều đó làm con người ghét chính mình.

Osho cho rằng mỗi con người đều có giá trị như Đức Phật, như đấng Krishna, như Jesus Christ, như Mohamed… như bất cứ bậc giác ngộ nào khác. Và chỉ khi tự yêu chính bản thân mình, tự tôn trọng chính bản thân mình, không phán xét, không lên án… con người mới có thể quay vào bên trong để tìm hiểu thực sự bản chất của tồn tại là gì.

Con người mới suy cho cùng là con người quay vào bên trong với chính mình, không phải một cái tên, không phải cái mặt nạ của tính cách, càng không phải tiền tài, danh tiếng, địa vị, ngoại hình… Con người mới này bắt đầu hình thành từ việc thoát khỏi sự phân tách của tâm trí, vượt ra khỏi các chuẩn mực nhị nguyên thông thường:

206655_578071542219069_1125661778_n

“Con người mới sẽ không là thế này hoặc thế kia; con người mới phải là cả hai. Con người mới sẽ là thế tục và linh thiêng, trần tục và thanh tao. Con người mới sẽ chấp nhận tính toàn bộ của mình và sẽ sống với điều đó mà không có sự chia tách bên trong. Tính cao đẹp của con người mới sẽ không đối nghịch với tính xấu xa, đạo đức của con người mới sẽ không có sự đối nghịch nào. Con người mới sẽ vượt lên lưỡng cực, sẽ không bị tâm thần phân liệt. Với con người mới sẽ xuấ hiện thế giới mới, bởi vì con người mới sẽ nhận thức được con đường khác về phẩm chất và người đó sẽ sống cuộc đời hoàn toàn khác, chưa từng được sống trước đó.”

 Con người này đang xuất hiện hàng ngày, đang dần trỗi dậy, trong khi con người cũ đang hấp hối.

Tôn giáo mới – Tình yêu

Trong suốt nhiều thế kỷ, con người hoặc quá phụ thuộc vào Tôn giáo, hoặc quá chống đối tôn giáo, cực này hay cực kia, con người vẫn cứ là cực đoan. Cho dù tuân phục hay chống đối, con người cũng thất bại trong nỗ lực sống một cuộc sống thật sự.

“Thời khắc đã điểm bởi vì phương Đông đã thất bại, phương Tây đã thất bại. Cần thiết một sự tổng hợp cao cả hơn để Đông và Tây có thể gặp mặt, để tôn giáo và khoa học có thể gặp mặt. Tôn giáo thất bại bởi vì nó thuộc thế giới bên kia và bỏ mặc thế giới này… bởi bỏ mặc thế giới này là bỏ mặc gốc rễ của chính bạn. Khoa học đã thất bại bởi nó bỏ mặc thế giới bên trong và bạn không thể bỏ mặc những bông hoa… Bây giờ chúng ta cần loài người mới mà khoa học và tôn giáo trở thành hai khía cạnh của một con người. Và cây cầu sẽ trở thành nghệ thuật. Chính vì vậy tôi nói rằng con người mới sẽ là huyền môn, thi ca và khoa học. Giữa tôn giáo và khoa học thì chỉ nghệ thuật mới có thể là cầu nối – thi ca, âm nhạc, điêu khắc…”

 Quả đúng như những lời Osho nhận định, khi tôn giáo suy tàn và khoa học lên ngôi, chỉ có nghệ thuật còn nhắc nhở con người về sự thần thánh, cao cả và linh thiêng. Khi tôn giáo đem đến những ảo tưởng và khắc kỷ, sự chối bỏ cái tôi cá nhân thì chính nghệ thuật đặt ra cho con người những hoài nghi, nhắc nhở con người đứng dậy và đi tìm chân lý. Tôn giáo và khoa học là hai thái cực, nghệ thuật nằm giữa và luôn giữ vị trí thăng bằng. Nghệ thuật giữ vị trí của vị thần Vishnu – vị thần hoàn hảo, vị thần đứng giữa hai thái cực Brahma (Sáng tạo) và Shiva (hủy diệt). Vishnu giữ vai trò duy trì thế giới, và những bậc giác ngộ như Krishna, Mahavira, Thích Ca Mâu Ni đều được coi là các hóa thân của thần Vishnu vĩ đại.

418115_578071322219091_314646102_n

Nhưng nghệ thuật không thể tuôn trào nếu con người không thể là tình yêu. Những con người sống như người máy không thể thấu hiểu nghệ thuật và sáng tạo nghệ thuật. Chỉ khi con người chạm được vào phần thần thánh bên trong, chạm được vào đứa trẻ thuần khiết, con người để tình yêu tuôn trào một cách tự nhiên, nghệ thuật đích thực mới có thể nảy sinh và chỉ nghệ thuật ấy có thể cứu rỗi được thế giới.

Osho nhấn mạnh, tình yêu này không phải sự chiếm hữu, mà là sự hòa tan vào toàn bộ vũ trụ. Muốn vậy, trước tiên con người phải trở về chính mình, phải nhận biết được bản ngã đích thực. Nếu không thể là chính mình, làm sao bạn có thể biết cái gì đang tan biến giữa vô cùng? Trong sự hợp nhất cao cả này, những đức hạnh siêu việt nảy sinh. Đức hạnh không phải đạo đức giả, không phải sự lên án bản thân mình và cố gìn giữ giới luật, sự từ bi đến một cách tự nhiên.

Khi con người có thể chạm vào phần linh thiêng nhất, khi con người có thể hợp nhất với vũ trụ, thì mọi hạn định về tôn giáo như Hindu, Phật giáo, Hồi giáo, Thiên Chúa giáo… trở nên không cần thiết. Tất cả các tôn giáo đã được định danh ấy, chỉ là phần cạnh của Kim Tự Tháp. Mỗi con người đều có thể tự đạt tới điều tối thượng mà không cần cầu xin, không cần tôn thờ, không cần hành xác… chỉ đơn giản bằng hành động: quay lại bên trong và nhận biết chân ngã.

Osho không bàn về chuyện có Thượng Đế hay không. Ông vẫn nhắc đến “Thượng Đế” như một sự tổng thể và cho rằng chúng ta có thể gọi “Thượng Đế” bằng bất cứ cái tên nào chúng ta muốn. Khi Đức Phật hòa nhập với vũ trụ, khi Lão Tử hòa làm một với Đạo, khi Jesus khẳng định “Ta đã trở nên hoàn hảo như Cha ta ở trên trời”, thì ta có thể thấy rõ ràng, mọi sự khác biệt đều chỉ là ngôn ngữ. Thật tai họa cho “ngôn ngữ” – con dao hai lưỡi, nó đã làm con người tranh cãi đến mức giết chóc nhau bao nhiêu thế kỷ cho một điều vốn dĩ chỉ là một.

Như đã nói ở phần trên, con người chỉ có thể thực sự là con người nếu tự yêu chính bản thân mình. Một khi đã tự yêu chính bản thân mình, con người không thể hành hạ và nghiêm khắc với bản thân. Trong tình yêu, âm nhạc bắt đầu xuất hiện, lễ hội bắt đầu rộn rã. “Giữ nguyên như đứa trẻ nhỏ, vui chơi, thế thì Thượng Đế sẽ không xa bạn là mấy. Ngài rất gần, trong bông hoa, trong cây, trong dòng sông. Tất cả những điều cần đến là ngạc nhiên, trong trắng, đôi mắt vui cười của trẻ thơ, không phải vẻ nghiêm trọng của học giả và của cái gọi là thánh nhân, mà là niềm vui của người đang yêu”.

Không bị ràng buộc bởi hệ thống tôn giáo, đương nhiên Osho cũng không đặt nặng nghi thức cầu nguyện. Cầu nguyện, với Osho, là “cuộc đối thoại trái tim – trái tim với tồn tại”. Sự cầu nguyện không tới từ cái đầu với lý trí, với sự đòi hỏi hay trao đổi, đó là sự giao tiếp giữa “một phần và toàn bộ, giữa sóng và đại dương”. Bởi thế, không ai có thể dậy ai cầu nguyện, đó là một phần tự nhiên, khi con người cảm thấy cần phải cầu nguyện, khi con người nhớ tới điều tối thượng, vậy thì con người bắt đầu cầu nguyện.

Thiên đường không ở đâu xa, phúc lạc vốn nằm ở sâu thẳm bên trong, không ai có thể cướp mất của chúng ta. Khi Adam và Eva ăn trái cấm, tâm trí xuất hiện, sự phân chia xuất hiện, và con người mất đi phúc lạc. Quay trở về với Thiên đường là hành trình bỏ rơi tâm trí và hướng vào bên trong. Mọi kinh sách, triết lý, giới luật không thể đưa con người quay lại với Thiên Đường. Nỗi sợ địa ngục chỉ đẩy con người rơi sâu hơn xuống địa ngục, niềm tin cũng không thể đưa chúng ta lên Thiên đường. Osho cho rằng, với niềm tin không nhận biết, con người vẫn “giữ nguyên là đạo đức giả”. Bởi niềm tin đó không có được bằng sự hiểu biết thực sự, chỉ là vay mượn. Người có khả năng tìm kiếm được điều tối thượng là người theo thuyết “bất khả tri”, là người có khả năng tĩnh lặng và không nằm trong thái cực tin hay không tin. Người đó chỉ đơn giản là vui chơi, là mạo hiểm, là khám phá trong nhận biết và đến một ngày chân lý sẽ nảy sinh từ bên trong. Đó là sự giải thoát thật sự mà Phật giáo vẫn nói đến. Osho đã diễn giải một cách hiện đại: “Tự do tuyệt vời xuất hiện. Khi bạn tự do khỏi sự ám ảnh của ý nghĩa, bạn tự do thực sự”.

320114_274672312642844_1194920830_n

Con người mới xuất hiện

Trong nhiều thế kỷ, con người đã mất nhiều công sức để khám phá thế giới bên ngoài, và con người bắt đầu lạc lối. Lịch sử triết học cổ đại phương Tây thường ghi nhận sự xuất hiện của Socrates với việc định nghĩa các khái niệm về đời sống đã làm nền tảng cho xã hội Tây Phương, nhưng một vấn đề được đặt ra quan trọng hơn đã bị lãng quên, đó là bản thể luận với các câu hỏi: Bản chất của chúng ta là gì, bản chất của thế giới thực tại ta đang sống là gì? Parmenides (600-500 TCN) là người đưa ra những vấn đề ấy đầu tiên trong số các triết gia Hy Lạp cổ đại. Trước đó, các triết gia chỉ quan tâm đến nguồn gốc của vũ trụ và con người. Sau Parmenides, các triết gia bắt đầu đào sâu vào câu hỏi này và chúng ta có Democritus, có Pythagoras… và đặc biệt là có Epicurus với chủ nghĩa khoái lạc. Trong thời kỳ lên ngôi của nhà thờ Kito giáo, các giáo sĩ đề cao Plato và chỉ gìn giữ các tác phẩm của Plato, họ đã thiêu hủy rất nhiều công trình mà Epicurus và các triết gia thuộc trường phái của ông để lại. Trải qua suốt đêm trường Trung Cổ, rồi đến Khai Sáng, các nhà khoa học mới bắt đầu đặt ra câu hỏi về bản chất của con người, bản chất của thế giới thực tại. Học thuyết Darwin đưa ra lập luận rằng con người tiến hóa từ những giống loài thấp hơn, là thể tiến hóa gần nhất là từ vượn người. Học thuyết này nhanh chóng lan rộng và được phương Tây chấp thuận, lấy làm nền tảng cho nhiều học thuyết chính trị. Học thuyết này đề cao mặt vật chất của con người đến mức con người bắt đầu quên dần đi sự thần thánh, quên mất rằng con người có linh hồn và chìm sâu vào tham vọng. Suốt hơn 1 thế kỷ sau thuyết Darwin, đa số loài người vẫn tin vào sự tiến hóa này và chấp nhận bản chất ấy của chúng ta. Trên thực tế, các chính trị gia cần sự đảm bảo của học thuyết này để duy trì xã hội.

Còn Osho thì viết: “Con người phải học và con người phải nghiên cứu về chính mình bởi vì xã hội không quan tâm đến điều đó; thực tế, xã hội chống lại điều đó. Nó ngăn chặn theo mọi cách có thể, cho nên con người chưa bao giờ biết tình yêu là gì, bởi vì khi con người biết tình yêu thì toàn bộ cấu trúc xã hội nhìn thật buồn cười, thật lố bịch. Khi bạn đã biết vẻ đẹp của tình yêu bạn sẽ không bao giờ tham vọng; trong khi đó xã hội tồn tại bởi tham vọng. Khi bạn đã một lần nếm trải tình yêu, bạn sẽ không còn bị ám ảnh bởi tiền bạc và quyền lực nữa. Đó là sự ám ảnh của con người chưa biết tình yêu. Đó là sự thay thế tình yêu – tiền bạc và quyền lực nữa.  Tất cả những điều đó là sự thay thế nghèo nàn, bởi vì bạn lỡ sự nuôi dưỡng thực sự, bây giờ bạn tìm kiếm sự nuôi dưỡng giả tạo”.

Sự ra đời của con người mới chỉ có được trong sự tái sinh của mỗi chúng ta, giống như Jesus Christ được tái sinh vậy: lần sinh đầu tiên là sự sống cơ thể; lần tái sinh, chúng ta sinh ra như linh hồn với sự hài hòa trong cơ thể. Và sự tái sinh này chỉ có thể xảy ra bởi chính chúng ta, những người sẵn sàng đạp bỏ cách sống nô lệ, cách sống người máy, siêu việt khỏi tâm trí. Khi trở về với chân ngã, hưởng thụ cuộc sống trên thế giới này bằng ý thức của linh hồn, bằng ý thức Thượng Đế, con người mới có thể làm chủ được chính mình. Và với người có thể làm chủ chính mình, họ không bao giờ thống trị người khác, như Đức Phật từ bỏ ngai vị vua chúa, như Jesus Christ khẳng định rằng “Ta không làm hoàng đế ở nước của con người”. Vì tôn trọng bản thân mình, họ có khả năng tôn trọng người khác; vì yêu bản thân mình, họ có khả năng yêu người khác; vì họ đã là toàn bộ, họ không còn hứng thú viết chiến tranh và chiếm đoạt. Từ đó, cộng đồng lý tưởng trong mơ như Utopia mới có thể hình thành.

Đó là một cộng đồng như thế nào? Một cộng đồng không chia thái cực, không thần tượng cũng không lên án bất cứ điều gì;  một cộng đồng tôn trọng cả sự khác biệt và sự đồng nhất; một cộng đồng không phân chia tôn giáo, quốc gia, sắc tộc; một cộng đồng mà đàn ông và đàn bà không còn tranh chấp về quyền, họ là bạn. Đó là cộng đồng của những kẻ vô định, không tự trói buộc mình vào bất cứ định dạng gì vì họ đã đạt tới số 0 cũng như đạt tới sự hoàn hảo.

321064_560831877278378_284145810_n

Đánh giá của Book Hunter

Trong các bí giáo cổ, đã từng có các thày tu Sufi thực hiện sự hợp nhất với vũ trụ thông qua sự khoái lạc tinh thần bằng nhảy múa và thi ca. Osho là người chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các thày tu Sufi này. Nhưng điều khiến ông trở nên khác biệt đó là ông cũng đề cao khoa học với tính hoài nghi của nó. Osho không khuyên răn con người từ bỏ cuộc sống, cũng không khuyến khích con người gắn kết với cuộc sống, ông khẳng định con người nên yêu cuộc sống.

Việc đưa ra điểm nhìn mới cho tôn giáo của tương lai là tình yêu và tính sáng tạo thật sự là bước tiến mới trong lich sử tôn giáo. Tôn giáo của ông không phải là một thứ cao đạo và xa vời, không thuyết giảng, không lễ nghi, tôn giáo ấy đưa con người trở về đúng là con người, để con người không phải đeo mặt nạ. Tuy nhiên, đáng tiếc, con người vốn thích đeo mặt nạ, mặt nạ khiến con người thấy an toàn hơn. Với hơn 2500 năm sống trong sợ hãi, liệu bao nhiêu con người dám dũng cảm đối mặt với đám đông không chỉ bên ngoài xã hội mà còn đám đông trong tâm trí của chính mình như Krishna, Đức Phật, Zarathustra, Jesus Christ…

Hơn thế nữa, việc cộng đồng lý tưởng được Osho đưa ra có lẽ sẽ chẳng bao giờ tồn tại ở thế giới vật chất. Có lẽ ông đang nhắc nhở chúng ta về một cõi xa xăm nào đó, khi con người không còn ở trong dạng vật chất nữa. Tuy nhiên, qua đó, ta có thể thấu hiểu một điều rằng: Sẽ không bao giờ có một xã hội lý tưởng nếu con người còn tham vọng, còn sự phân tách, còn sự khắc kỷ; sẽ không bao giờ có tự do thật sự khi con người còn bị ám ảnh bởi quá nhiều mục đích.

Bởi vậy, Osho tự nhận mình chưa bao giờ được sinh ra cho nên sẽ không bao giờ chết, ông chỉ dạo chơi qua thế giới này để nhắc nhở chúng ta một điều đơn giản: Hãy quay về với bên trong mình, chúng ta là một phần của Thượng Đế, chúng ta là ngôi đền linh thiêng nhất, từng khoảnh khắc cuộc đời của chúng ta là sự cầu nguyện từ trái tim… Và cuối cùng, tôi xin mượn đôi lời của một thày tu Sufi: “Khi bạn tìm kiếm Thượng Đế, bạn thấy bản thân mình; khi bạn tìm chính mình, bạn lại bắt gặp Thượng Đế”

 

Link down sách “Zorba Phật” của Osho: https://www.e-thuvien.com/forums/showthread.php?t=29823

Home 2016 Tháng Tám

Men rượu – Thần thánh – Các hành tinh

Như cơn gió dạo chơi trên những thảo nguyên mênh mông, như âm thanh của biển lướt đi theo cánh sóng, hơi rượu quấn vào từng sợi năng lượng, len lỏi thấm đẫm Trái Đất trong men nồng. Trái Đất trở nên đẹp đẽ hơn nhờ men rượu của thần Dionysus. Men rượu khiến các thực tại song song đồng hiện. Nhưng ít ai biết men rượu được ủ từ sự giao hòa giữa năng lượng của Hải vương tinh và Diêm vương tinh.

Chúng ta đang sống trong một thực tại hiện hữu, chúng ta xác định được sự tồn tại của mọi thứ thông qua các giác quan. Diêm vương tinh với sự đơn độc, lạc lõng đã đánh thức hoài nghi bản chất thực tại trong ta. Diêm vương tinh, cánh cửa dẫn đến thế giới của thần Hades, giống như một mảnh vườn hoang trong đêm đang nở rộ những bông hồng đỏ như máu từ trái tim của ông hoàng si tình. Diêm vương tinh giống như một mê cung gương hình cầu, nơi bất cứ ai cũng nhìn thấy hàng trăm phiên bản của mình vỡ vụn và tranh cãi nhau. Với sức mạnh của Hades, Diêm vương tinh thức tỉnh con người khỏi sự mê muội của chốn vô minh.

Hades và hệ thống phán xử của ngài không đặt ra các điều luật. Diêm vương tinh chính là hệ thống phán xử, nơi từng thực tại giấu kín của mỗi người thức dậy, nơi mỗi người phải tách ra khỏi hệ thống bị xã hội cài vào đầu để tìm kiếm bản thân mình. Không phải ai cũng có thể đối diện với điều này, nên bấy lâu nay, Hades bị hiểu lầm là vị thần tàn ác. Hades chính là vị thần của sự thật và Diêm Vương tinh là cánh cổng dẫn chúng ta đến với sự thật.

Hải vương tinh từ trước vẫn được cho là hành tinh dưới sự quản chế của Poseidon, nhưng Poseidon chỉ quản lý đại dương Trái Đất. Hải vương tinh là một vùng biển mênh mông khác, vùng biển của vô thức. Vùng biển này chính là thực tại mà xã hội con người cố giấu diếm, thực tại bên kia cánh cửa Diêm vương tinh.

Hải vương tinh chi phối tư tưởng của con người. Tư tưởng có thể là một thứ không hiện hữu qua các giác quan, nhưng tư tưởng là một thực tại không thể chối bỏ. Tư tưởng không phải được sắp xếp một cách trình tự như các tòa nhà đóng kín, tư tưởng là một bản nhạc mênh mông, êm đềm cất lên từ trái tim con người. Hải vương tinh mang đến những giấc mơ đẹp đẽ, mảnh đất cho tư tưởng nẩy sinh.

Trái tim con người rung lên những viễn mộng bay bổng và Hải vương tinh giữ nhịp để hàng tỉ trái tim còn đập. Hải vương tinh khiến chúng ta không trở thành robot, không trở thành những zombie chỉ biết nghe lệnh của sự hung tàn. Và bất cứ ai đã bị robot hóa hay zombie hóa, chỉ cần một nụ hôn của vị thần cai quản Hải vương tinh là có thể thổi sự sống vào trái tim.

Vị thần ấy không phải là Poseidon, vị thần ấy chính là Persephone, người tình lý tưởng của Hades. Persephone trong thần thoại mang đến mùa xuân cho thế giới, đó chỉ là ẩn dụ. Mùa xuân là tượng trưng cho sự thức dậy, sự thăng hoa, sự mơ mộng. Persephone mang đến những giấc mơ, những tư tưởng cao đẹp. Nụ hôn của Persephone có thể khiến thế giới bừng tỉnh khỏi ngày tận thế.

Nhưng cả Hades và Persephone đều bị thế giới chối bỏ. Họ đều ở dưới địa ngục với các hồn ma bóng quế và tội lỗi của loài người. Nỗi đau ấy nhuốm vào năng lượng của Hải vương tinh và Diêm vương tinh. Nỗi đau ấy hàng ngày ngoe nguẩy trong tâm trí của Hades và Persephone. Để xoa dịu nỗi đau, men rượu đã ra đời.

Men rượu được chưng cất từ từng giọt mộng mơ của Hải vương tinh và đượm mùi hoài nghi của Diêm vương tinh. Men rượu cứu rỗi loài người khỏi nỗi đau tầm thường để đưa loài người tới nỗi đau thần thánh. Trong nỗi đau thần thánh, con người sẽ nhận ra bản thân mình, nhận ra giai điệu bên trong trái tim mình.

Dù cho rất nhiều kẻ đã chối bỏ nỗi đau thần thánh mà chỉ muốn xoa dịu nhanh chóng nỗi đau tầm thường, nhưng vẫn có những kẻ đủ dũng cảm để chịu đựng nỗi đau thần thánh, và họ đã trở thành những vị thần, và họ bất tử, và họ có thể trỗi dậy từ bóng tối hư vô dù cho trùng trùng lớp lớp kẻ thù ngăn cản.

Rượu lên men từ bóng tối nhưng cũng chính rượu mang đến ánh sáng cho thế gian. Men rượu là bình minh và hoàng hôn, là ranh giới giữa thực và ảo, nơi không có thực và ảo, chỉ có những dải âm nhạc tung bay trong gió.

Hà Thủy Nguyên

Home 2016 Tháng Tám

Sáng tạo nghệ thuật đích thực – Không có khôn và dại

Đây là bài viết luận bàn về tình trạng sáng tạo nghệ thuật nhập nhằng với sản phẩm giải trí, đã đăng trên Đẹp Online. Tuy nhiên vì bài này bị cắt mất một đoạn, nên tôi sẽ đăng lại bản đầy đủ tại đây.

Mới đây, qua những thử nghiệm nghệ thuật của một số nghệ sĩ, dư luận có nhiều bình phẩm về lựa chọn “khôn” và “dại” của họ. Tiêu chuẩn của “khôn” được đặt ra là, tác giả ấy tạo được những tác phẩm vừa lòng công chúng và giới chuyên môn. Còn “dại” thì là những tác giả sáng tác các tác phẩm không gây được chú ý hoặc bị dư luận cũng như giới chuyên môn phản đối. Nhưng cách đánh giá nghệ sĩ và các tác phẩm như vậy có phần bị ảnh hưởng bởi cách đánh giá thị trường. Đành rằng ngày nay, nghệ sĩ sáng tác để có thể sống được bằng nghề thì tác phẩm không chỉ có tính nghệ thuật mà còn phải có tính thương mại; nhưng nếu tiêu chí thương mại lấn át mọi giá trị khác thì đời sống nghệ thuật sẽ hoàn toàn bị thui chột. Tôi không có ý bênh vực những lựa chọn “dại”, bởi “dại” chưa chắc  đã mang đến tác phẩm hay, tôi chỉ muốn đặt ra một vấn đề mà bấy lâu nay các nghệ sĩ đều băn khoăn trăn trở: nghệ thuật đích thực hay sản phẩm giải trí, đâu mới là giá trị cần được tôn vinh?

Trước hết cần phải làm rõ đâu là ranh giới khác biệt giữa nghệ thuật đích thực và sản phẩm giải trí? Nếu bàn luận ở góc độ triết học thì sẽ rất mất thời giờ, vậy nên tôi xin phép được đưa ra sự phân biệt của riêng mình. Đó có thể chỉ là tiêu chí của riêng tôi mà thôi. Điểm cốt yếu để phân biệt nghệ thuật đích thực và sản phẩm giải trí nằm ở sự sáng tạo. Nghệ sĩ sáng tạo thì tạo ra tác phẩm nghệ thuật (bất kể hay dở thế nào) nhưng các sản phẩm giải trí thì chỉ có thể được sản xuất chứ không có sự sáng tạo trong đó. Vấn đề đặt ra tiếp theo là: đâu là sự khác biệt giữa sáng tạo và sản xuất?

Sáng tạo không phải là những ý tưởng mới nảy sinh trong đầu, sáng tạo đến từ những ý tưởng nảy sinh và rồi được hiện thực hóa qua quá trình tư duy, tạo tác biến ý tưởng đó trở nên nhận biết được và có thể tiếp cận được bởi công chúng. Ý tưởng có thể hay nhưng sáng tạo chưa chắc đã hay. Bởi để có thể hiện thực hóa được, ý tưởng và niềm đam mê chưa đủ, mà cần lý trí sắc nét, rõ ràng với khả năng tổng thể cao. Các nghệ sĩ Việt Nam ta ý tưởng không thiếu, đam mê cũng không thiếu nhưng phần lý trí dường như bị lơ là. Điều này khiến cho các tác phẩm ra đời vẫn có gì đó còn non, không hoàn thiện như một chỉnh thể mà giống những công trình ráp nối vụng về nhiều hơn.  Tất cả những sự vụng về này được biện minh bằng các cụm từ “phá cấu trúc”, “đột phá”, “bản năng”… Có lẽ đã đến lúc các nghệ sĩ tách ra khỏi sự say mê ý tưởng để hoàn thiện khả năng tạo tác của mình.

Sản xuất là một quá trình khác. Sản xuất không còn có dấu vết của ý tưởng mới nữa mà các sản phẩm được ra lò một cách đồng loạt. Không nhất thiết chúng phải giống nhau như hệt, nhưng bất cứ ai cũng thấy rằng chúng có chung công thức. Hiện trạng này ta có thể thấy nhiều đặc biệt trong lĩnh vực hội họa và âm nhạc thị trường. Thậm chí đến phim ảnh, sân khấu giờ đây cũng thấy hiện trạng sản xuất  lan tràn.

Tôi vẫn luôn dị ứng mỗi khi các kênh truyền thông chính thống cứ lặp đi lặp lại cụm từ “công nghiệp giải trí”. Sáng tạo nghệ thuật mang tính chất cá nhân, nhưng sản xuất sản phẩm giải trí mang tính chất đám đông, giống một sự nhồi sọ nhiều hơn. Các mô thức, các công thức, các phong cách… cứ lặp đi lặp lại đến mức tạo một thói quen cho khán giả, quen đến nỗi mà nó ẩn sâu vào vô thức và khi tiếp xúc với bất cứ cái gì mới hoặc khác lạ đều không thể tiếp nhận. Phát triển công nghiệp giải trí, đáng buồn thay, đang hủy diệt rất nhiều sáng tạo cá nhân. Tôi xin được kể một chuyện thế này, tôi hay ngồi café ở một quán khá có gu ở khu vực hồ Hale, chủ quán chọn nhạc rất tao nhã và thể hiện trình độ văn hóa cao. Một buổi tối tôi ngồi một mình ở quán, đang nghe bản nhạc Claire de lune của De Bussy, một nhóm khách ăn mặc cũng không đến nỗi nào, lại còn có vẻ tay chơi, bước vào quán. Sau màn gọi đồ uống thì một thanh niên trong nhóm đó yêu cầu chủ quán đổi nhạc vì lý do “nhạc gì mà nghe đau đầu thế”. Thay thế bản nhạc êm đềm của De Bussy, tôi phải chịu đựng bài “Con bướm xinh” để cho vừa tai một lượng khách đông đảo hơn. Khi khách về hết, tôi hỏi chủ quán thì chủ quán cho biết tình trạng này là phổ biến tại đây.

Công nghiệp sản xuất sản phẩm giải trí đang phá hoại óc thẩm mỹ của khán giả, mà có khi còn cả óc thẩm mỹ của nghệ sĩ. Bởi thế, chuyện khen chê khôn dại của giới chuyên môn hay dư luận giờ đây cũng chẳng còn chính xác nữa. Chúng ta hãy để phần đánh giá khôn dại ấy cho các sản phẩm giải trí chứ không nên sử dụng để soi xét các sáng tạo nghệ thuật. Tiêu chí nào để có thể đánh giá một tác phẩm nghệ thuật? Chỉ có thể bằng sự thỏa mãn: Tác giả có thỏa mãn trong quá trình sáng tạo hay không? Khán giả có thỏa mãn trong quá trình chiêm ngưỡng hay thưởng thức tác phẩm nghệ thuật hay không? Vấn đề ở chỗ chuyện thỏa mãn này nó “hên xui” lắm! Thỏa mãn với một tác phẩm nghệ thuật không khác nào thỏa mãn với một người tình, và quá trình thưởng thức không khác nào một cuộc làm tình. Độ thỏa mãn không phải lúc nào cũng giống nhau: nhanh chóng thỏa mãn thì ấn tượng cũng qua nhanh; phải sử dụng các giác quan một cách tối đa mới thưởng thức được thì quá trình dẫn đến sự thỏa mãn sẽ lâu hơn, nhưng lại sâu đậm và khó quên hơn. Các tác phẩm nghệ thuật không tạo được sự thỏa mãn nguyên nhân đều chỉ bởi khán giả tìm mãi không thấy được ấn tượng đọng lại, hay nói một cách đầy nhục cảm, không tìm được điểm cực khoái trong đó. Nhưng khi công nghiệp giải trí tràn lan và chiếm lĩnh thì người ta cũng quên mất sự tinh tế trong các tác phẩm nghệ thuật. Xem hoặc nghe các sản phẩm giải trí thật chẳng khác nào như làm tình với điếm. Bởi thế các sản phẩm ấy không để lại bất cứ ấn tượng nào, chỉ đơn giản là giải phóng sự ức chế hay giảm bớt căng thẳng. Tôi không phủ nhận giá trị của giải trí, nhưng nếu giải trí được đặt vị trí quan trọng hơn cả nghệ thuật thì không khác nào điếm được đặt vị trí cao hơn người tình.

Nghệ sĩ sáng tạo nghệ thuật phải chấp nhận rằng tác phẩm ra đời có hay, có dở, có tác phẩm vừa ra đời đã được đón nhận, nhưng có những tác phẩm sẽ bị chửi bới, hay thậm chí chìm vào quên lãng. Người nghệ sĩ tài năng là những nghệ sĩ tạo ra một cơn hưng phấn cho công chúng của mình, nhưng giống như chuyện tình yêu, nghệ sĩ cần những công chúng thích hợp. Điều đó lý giải trường hợp một số nghệ sĩ bị vùi dập hoặc lãng quên trong thời đại của họ nhưng lại là những nghệ sĩ thiên tài và vĩ đại.  Trò khen chê khôn dại ở đây trở thành thứ vớ vẩn buồn cười, chỉ là câu chuyện nói lúc “trà dư tửu hậu” để ai đó tỏ ra mình có khả năng thẩm định tốt và hiểu biết hơn người.

Một nghệ sĩ đích thực thông qua quá trình sáng tạo được trải nghiệm sức mạnh của Thượng Đế. Cả thế giới chúng ta đang sống đây là tác phẩm của Thượng Đế, chúng ta có thể hài lòng hoặc không, nhưng không ai dám chê Thượng Đế là khôn hay dại. Vậy thì tại sao chúng ta tự cho mình cái quyền đánh giá ai đó đang sáng tạo là khôn hay dại. Bởi thế, với một nghệ sĩ thực thụ, họ sẽ không mất thời gian với việc thuyết phục đám đông chạy theo mình, mà họ sẽ tiếp tục con đường nghệ thuật không bao giờ có hồi kết. Thế nên ngay cả bài viết này của tôi cũng chỉ là thứ nhảm nhí với họ, nhưng vẫn cần phải viết, ít ra để các bạn có thể dựa vào đó để nhận biết được đâu là sáng tạo nghệ thuật và đâu là sản xuất sản phẩm giải trí hàng loạt, để rồi qua đó biết được cuộc hành xác gian khổ của các tác giả.

Hà Thủy Nguyên

Bài đã đăng tại: https://dep.com.vn/Binh-luan/Sang-tao-nghe-thuat-dich-thuc-khong-co-khon-va-dai/32445.dep

Home 2016 Tháng Tám

Những cuộc trình diễn bản ngã

Tâm linh là một cái gì đó rất mơ hồ. Cách tôi hiểu về nó đơn giản lắm. Từ “tâm” ở đây muốn nói đến sự “bên trong”, “ở giữa”… và “linh” thì nằm ngay trong ý nghĩa của từ “linh thiêng” (Thế đấy, tất cả những cách giải thích khái niệm đều cứ phải lòng vòng bằng một khái niệm nào đó khác, nên càng giải thích thì càng loằng ngoằng). Đại loại, tôi muốn nói là tâm linh chính là một thứ nào đó ở sâu thẳm bên trong và linh thiêng. Từ cách hiểu như vậy đã đưa đẩy tôi đến cách tiếp cận tâm linh theo hướng đi tìm cái bên trong thần thánh và linh thiêng cũng như cách biểu hiện của tâm linh ra cuộc sống. Một khi đã có bên trong, ắt hẳn phải có thứ bên ngoài. Nhưng bên ngoài là cái gì, bên trong là cái gì thật khó phân định, thực ra là không thể phân định được. Bởi thế, tâm linh mang tính chất của một lối sống, không phải một trò thủ dâm tư tưởng.

Suốt chặng đường đi tìm cái bên trong thần thánh của mình, tôi đã gặp rất nhiều cuộc trình diễn bản ngã, giống như tôi đang làm đây. Họ đều là những kẻ tự cho mình nhận thức được cái gì đó hơn người và mang trong mình sứ mệnh của một ngôn sứ. Một lập luận quen thuộc, họ cho rằng những lời họ nói với người khác không phải lời của họ, mà là lời của một lực lượng siêu nhiên nào đó thông qua họ để nói. Ngu xuẩn hết sức! Riêng việc biến mình thành công cụ cho một cái gì đó vô hình và chấp nhận điều ấy đã thể hiện một sự thấp kém. Người ta vẫn nhầm lẫn giữa sự hèn nhát và sự hi sinh, giữa sự bạc nhược và sự nhún nhường. Nhưng với sự vô thức trong khi biến mình trở thành công cụ, khiến họ không thể phân biệt nổi đâu là lời thiêng của các lực lượng siêu nhiên, đâu là lời nhảm cất lên từ tiềm thức đã bị đặt gạch xây nền tảng của chính mình. Hai cái đó nhập nhằng và đẩy họ vào thế mâu thuẫn với chính mình. Không phủ nhận rằng đã từng có thời tôi bị mắc vào cái bẫy này. Thời đó tôi thuyết giảng không mệt nghỉ và nói những lời cao đạo. Nhưng dần dần, tôi nhận ra rằng, để nói năng trôi chảy và có vẻ sâu sắc thì rất dễ, chỉ cần bất cần sự thật và chấp nhận đồng hóa mình vào một ảo tưởng là đủ. Từ ấy, gần như tôi đã im lặng khi nói về tâm linh hay về những điều thiêng liêng. Tôi chỉ nói lên khi thấy mọi thứ quá ngớ ngẩn và cái sự ích kỷ của tôi khiến tôi không thể chịu nổi sự ngớ ngẩn ấy.

laurie-lipton-delusion-dwellers

Người ta vẫn tách biệt vật chất và tinh thần. Làm gì có sự tách biệt ấy! Nhưng khi diễn giải ra vẫn cần sự tách biệt để cho dễ hiểu. Tôi thích một câu thành ngữ của Trung Quốc: “Vạn vật hữu linh”, nôm na nghĩa là mọi vật đều có linh hồn. Những thứ chúng ta tưởng là vô tri vô giác vẫn có tinh thần ẩn chứa trong nó, nhưng chính vì phần tinh thần ấy quá nhỏ, nên nó trở thành công cụ. Sự tăng trưởng của tinh thần sẽ dẫn đến sự vi tế của vật chất và sự phức tạp trong hành động. Những linh hồn vĩ đại, có thể lạc đường, nhưng sẽ không chấp nhận mình trở thành công cụ của bất cứ điều gì, kể cả là Thượng Đế. Họ có thể nói “amen” như một tiếng “vâng” với tồn tại, với Thượng Đế, một cách hoàn toàn chủ động chứ không phải sự thần phục để tìm kiếm sự cứu rỗi.

Tôi là một kẻ đầy bản ngã! Tôi không khuất phục bất kỳ ai… kể cả chính mình! Cung Hoàng đạo của tôi là Nhân Mã – một thợ săn đích thực! Mệnh Tử Vi của tôi là Liêm Tham – một con hồ ly tinh đúng nghĩa! Numerology của tôi là số 1- một kẻ tự cho mình đứng trên tất cả mọi người! Vì bản ngã của tôi rất cao nên tôi có thể thấy được bản ngã của kẻ khác rõ ràng. Vì là hồ ly tinh hay đi mê hoặc kẻ khác nếu muốn nên tôi có thể nhìn thấy mọi trò lừa đảo dù vi tế nhất (lừa đảo này có thể là lừa người khác hoặc tự lừa chính mình). Vì là một thợ săn nên tôi biết rằng trên đời này không có gì là chắc chắn, biết rằng nên vô định hoàn toàn nhưng không phải để cho sự vô định điều khiển mà phải biết nương theo nó để nắm bắt được bản chất của tồn tại.

Trong giấc mơ điên cuồng nhất của tôi, nhiều đêm rồi, tôi thấy tự tay mình hủy diệt mọi tôn giáo và mọi thần tượng trên thế giới. Không còn đức tin, con người đánh nhau đến chết. Những kẻ còn sống không phải những kẻ mạnh nhất mà là những kẻ có linh hồn vĩ đại nhất, những kẻ hiểu được bản chất của sự tồn tại. Trật tự thiêng sẽ thiết lập lên từ đó. Các tôn giáo đang cản trở trật tự thiêng này bằng những lời mê hoặc đám đông và mớ giáo lý, kỷ luật nhảm nhí. Sự hủy diệt và các cuộc chiến, may sao, lại là cách để chúng ta nhìn thấy rõ nhất đâu là vàng và đâu là thau. Cái nhợt nhạt lờ nhờ của ba cái thời đại hòa hợp là khiến cho vàng thau lẫn lộn. Không phải trật tự đảo lộn nữa, mà là không có trật tự nào cả.

Đây không phải lời của một đấng nào đó nói. Đây là lời của tôi nói! Lời của một kẻ đã từng thử sống đời sống của quỷ và đời sống của các thiên thần. Không có sự khác biệt về bản chất, chỉ đơn giản là sự trái dấu. Và thông thường, con người cứ bị đá qua đá lại giữa 2 cực này. Tôi cũng đã từng như vậy và đến bây giờ vẫn vậy. Nhưng tôi biết vẫn có những cách để con người thoát ra khỏi 2 cực ấy, vì cũng thỉnh thoảng đẹp trời tôi vẫn tình cờ thực hiện được cú nhảy đó. Cú nhảy đó là gì, khó diễn đạt lắm, chỉ xin trích một câu của Rumi, một Sufi của Hồi giáo: “Khi tôi đi tìm Thượng Đế thì tôi thấy chính mình, chi tôi đi tìm chính mình thì tôi lại thấy Thượng Đế”. Mấu chốt ở chỗ, tìm được xong rồi, có lẽ sẽ phải từ bỏ cả chính mình và Thượng Đế. Nhưng đợi tìm được đã rồi tính sau.

Hà Thủy Nguyên